Có một lần, Trạng Quỳnh và Thị Điểm nhìn thấy nhau từ hai cửa sổ đối diện nhau, Đoàn Thị Điểm ngẫu hứng bèn ra một vế đối:
Song song là hai cửa sổ, hai người ngồi trong cửa sổ song song

Vế ra rất oái oăm, “song song” 12 ”hai cửa sổ”. Nhiều nghĩa: “song song” 2 vừa có nghĩa sóng đôi, ngang bằng nhau, vừa có nghĩa được thông suốt (nghĩa “sóng đôi, ngang bằng nhau” đã được Việt hoá). Cùng âm: “song song” 1 – “song song” 2. Cũng lưu ý rằng, nếu ngắt nhịp giữa “ngồi” và “trong”, thì “cửa sổ song song” lại có thể hiểu theo một cách khác, là hai lần cửa, hoặc hai cửa sổ cùng nằm trên hướng nhìn (hai người không ngồi gần nhau). Bên cạnh đó, hiện tượng trùng điệp (âm hay từ) cũng được sử dụng, chỉ có 8 âm tiết được dùng để lắp đầy cho 14 âm tiết của vế đối, hai-song song-hai, song là hai và song cũng có nghĩa là song cửa. Lại gặp một vế đối quá hóc búa, Trạng Quỳnh bí quá không đối được đành giả bộ tảng lờ, đi ra chỗ khác.