Cơm bụi hay cơm tiệm, cơm quán, cơm bình dân, cơm giá rẻ là thuật ngữ riêng có và được sử dụng phổ biến ở Việt Nam dùng để miêu tả về những bữa ăn đại trà trong đó món ăn chủ đạo từ cơm được phục vụ tại các quán, tiệm cơm bình dân ở hè phố và có giả cả rẻ hơn so với các nhà hàng, quán ăn, căn tin khác. Cơm bụi hình thành từ lâu đời và là một nét văn hóa của người Việt bình dân. Các quán cơm ở Hà Nội thường gọi theo tên chủ quán hay những đặc điểm khác thường, cơm bình dân là cách gọi theo kiểu miền Nam. Cơm bụi trở thành tên gọi chỉ các quán cơm bình dân từ những năm 1990.

Cơm bụi được bày bán để phục vụ cho đông đảo các đối tượng, tầng lớp nhân dân ở Việt Nam trong đó phục vụ chủ yếu cho các đối tượng có thu nhập thấp hoặc vì công việc nên không thể dùng bữa tại gia đình như: sinh viên, thí sinh khi đi thi, thợ hồ, nhân viên, người lao động, lao công, tài xế, xe ôm, những người xa nhà hoặc có công tác khác...

Các quán ăn cơm bụi có rất nhiều tại Việt Nam, nhất là các thành phố đông dân cư. Cơm bụi nhìn chung đáp ứng được một phần nhu cầu ăn uống của người dân, giá cả lại rẻ tạo nên lợi thế cạnh tranh so với cơm trưa văn phòng. Tuy nhiên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của cơm bụi nhìn chung không được bảo đảm, nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao.

Congdongviet net -200329-212535.PNG

Cơm bụi ở Việt Nam hình thành đầu tiên ở Miền Bắc Việt Nam, và phát triển gắn với quá trình đô thị hóa dưới thời Pháp thuộc, những hình thức cơm bình dân này ra đời đầu tiên ở Hà Nội.