Ông cha ta thường lưu tâm đến việc dạy con cái cách ăn, cách uống hàng ngày. ăn cũng phải học như học nói vậy. Học ăn, học nói, học gói, học mở, ăn cho nên đọt, nói cho nên lời, ăn trông nồi, ngồi trông hướng, tất cả trở thành những lời giáo huấn quý giá đôi với mỗi một chúng ta, giúp chúng ta biết sống lịch thiệp, sống thanh nhã. ăn uống cũng vậy. Cách ăn cũng phản ánh tính lịch .thiệp nết na, ý tứ của con người. ăn nhỏ nhẹ theo kiểu cái giá cắn đôi là cách ăn uống có ý tứ. Cái giá hay cây giá là một loại rau do ủ từ đậu xanh mà ra. Nhỏ nhắn như vậy mà khi ăn còn phải cắn làm đôi? rõ là lịch sự, tế nhị biết dường nào! Người ta truyền rằng, cách ăn uống kiểu cái giá cắn đôi ấy thường thấy ở các cô thiếu nữ Hà Nội ngày trước. Đặc biệt là ở các cô gái Hàng Bạc thì kiểu cách này đạt đến sự tinh tế tuyệt đỉnh của nó. Người Việt Nam đều ngưỡng mộ nét hào hoa, lịch lãm đối với cách thức ăn uống như vậy. Cuộc sống đổi thay rồi. Nếp sống đổi thay rồi. Nhịp sống đổi thay rồi. Và, quan niệm về cái đẹp nói chung và cái đẹp trong .Ăn uống nói riêng cũng đổi thay nhiều rồi. Và, cái ý lịch lãm, tinh tế của cái giá cắn đôi cũng đã chuyển theo một hướng khác rồi. Hiện nay, dân gian lại khai thác một nét nghĩa khác ở thành ngữ cái .giá cắn đôi. Trong sử dụng, thành ngữ này dường như đã mất đi nét nghĩa tích cực - đánh giá sự lịch lãm tế nhị của cách ăn uống, trong khi đó nét nghĩa tiêu cực đánh giá sự cầu kì, yểu điệu, kiểu cách trong việc ăn uống lại được lưu giữ và đề lên thành nghĩa chính của câu thành ngữ này. Quả vậy, ăn uống theo kiểu cái giá cắn đôi chỉ là cách ăn uống của các cô tiểu thư yểu điệu, làm dáng làm duyên mà thôi! :"Con Hoa ở gần đó cũng hùng hục ăn không kém, mặc dù ả có bộ mã tiểu thư yểu điệu cái giá cắn đôi (Văn 6, tập I, tr.84).