Ngoài 6 tôn giáo lớn Việt Nam còn có nhiều tôn giáo nhỏ khác được chính quyền công nhận như: Tứ Ân Hiếu Nghĩa (41.280 tín đồ), Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam (11.093), Bửu Sơn Kỳ Hương (10.824 tín đồ), Baha'i (8.000 tín đồ), Minh Lý Đạo, Minh Sư Đạo.

Ngoài ra còn có một vài tin ngưỡng và tôn giáo không chính thức như:

Các tín ngưỡng bản địa ở Tây Nguyên và miền núi phía Bắc. Đạo Ông Trần tại Đảo Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

các tín ngưỡng phụ phổ biến như Đạo Mẫu, Đạo giáo, Nho giáo, thờ Thành hoàng, Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Đa phần các tín ngưỡng phụ này được tích hợp và chấp nhận bởi hầu hết các tín đồ Phật giáo và Phật giáo Hòa Hảo. Trong các cuộc điều tra về tôn giáo của Viện Nghiên cứu Tôn giáo tiến hành từ 1995 đến 2007 thì số người thực hiện việc thờ cúng tổ tiên chiếm tỷ lệ trung bình là 98% dân số.

Chính Thống giáo tại Việt Nam đại diện bởi giáo xứ Đức Mẹ Kazan (thuộc Giáo hội Chính thống giáo Nga) ở thành phố Vũng Tàu, nơi sinh sống và làm việc của vài trăm chuyên gia nói tiếng Nga của Công ty Liên doanh Vietsovpetro. Các đại diện của Bộ phận liên lạc các giáo xứ ở ngoại quốc của tòa thượng phụ Moskva thường xuyên thăm giáo xứ ở thành phố Vũng Tàu để tổ chức các thánh Lễ theo lịch phụng vụ Lễ Phục sinh và các thánh Lễ tại nhà thờ khác.

Một tôn giáo chính khác của cộng đồng người Chăm là đạo Bà la môn với 56.427 tín đồ tập trung chủ yếu ở Ninh Thuận với 40.695 tín đồ.