Các thay đổi

Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Cồng chiêng Tây Nguyên

thêm 6 byte 15:57, ngày 28 tháng 3 năm 2020
không có tóm lược sửa đổi
Cồng, chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Các dàn cồng chiêng thường gồm nhiều bộ. Mỗi bộ có số lượng khác nhau và đảm nhiệm những chức năng riêng trong cuộc hoà tấu. Nhạc cụ cồng chiêng có nhiều cỡ, đường kính từ 20, 50 đến 60 cm, loại cực đại tới 90 - 120 cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, một bộ có từ 2 đến 12 - 13 chiếc, thậm chí có nơi tới 18 - 20 chiếc. Trong một bộ chiêng có chiêng mẹ (chiêng cái) là quan trọng nhất. Các dàn cồng chiêng không chỉ làm nhiệm vụ điểm nhịp, đi tiết tấu hoặc giai điệu một bè mà còn hoà tấu nhạc đa âm. Cồng chiêng có thể được gõ bằng dùi hoặc đấm bằng tay. Có bộ tộc còn áp dụng kỹ thuật chặn tiếng bằng tay trái hoặc tạo giai điệu trên một chiếc chiêng...Mỗi bài chiêng đều có rất nhiều bè, trong đó mỗi cá nhân sẽ dùng một cái chiêng, bài chiêng có bao nhiêu chiêng thì có bấy nhiêu người đánh. Các nghệ sĩ cồng chiêng nhớ rõ các tiết tấu trong đầu và kết hợp với nhau rất hài hòa. Cách phối hợp âm thanh của dàn cồng chiêng giữa các chiếc cồng để làm thành thang âm điệu thức là điều rất đặc biệt.
[[Tập tin:VGuides-Cồng-Chiêng-Tây-Nguyên.jpg|nhỏ]]
Theo số liệu thống kê, không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên bao trùm 5 tỉnh Tây Nguyên, tập hợp của 17 dân tộc thiểu số. Số lượng cồng chiêng còn lại đến nay ở Đăk Lăk vào khoảng 3.825 bộ (27. 428 chiếc chiêng) . Ở Gia Lai có khoảng 5.117 bộ cồng chiêng đang được lưu giữ tại các buôn làng. Bình quân mỗi làng có 2 đến 3 bộ; điều đáng nói là số lượng nghệ nhân ở một số địa phương của Gia Lai ngày một nhiều, trong 9.110 người biết sử dụng thì có khoảng 900 nghệ nhân giỏi và hơn 60 nghệ nhân biết sửa chữa, nắn chỉnh cồng chiêng để có được thứ âm thanh như ý muốn. Số nghệ nhân này chính là linh hồn truyền cảm và cũng là những người “thổi hồn” cho cồng chiêng rung ngân những bản nhạc trầm bổng, có lúc bồng bềnh theo mây, nô giỡn cùng gió và ánh nắng tự nhiên; lại có lúc như hoà cuộn với ánh trăng và ánh lửa bập bùng réo rắt, rung động lòng người.

Trình đơn chuyển hướng