Dữ liệu văn hóa Việt Nam

Hồ sơ

Các thay đổi

Cồng chiêng Tây Nguyên

thêm 184 byte 22:08, ngày 30 tháng 3 năm 2020
n
không có tóm lược sửa đổi
Mỗi vùng đất trên quê hương Việt Nam đều chúa đựng những phong tục, tập quán với những nét văn hoá tiêu biểu, mang đậm bản sắc riêng. Song đến với Tây Nguyên dù chỉ một lần ai cũng muốn được thưởng thức những âm thanh xao động, lôi cuốn lòng người được rung ngân từ những bộ cồng chiêng. Cồng chiêng Tây Nguyên ẩn chứa những giá trị kiệt tác của nhân loại không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt ở sự đa dạng độc đáo bởi kỹ thuật diễn tấu mà còn là biểu tượng cho cuộc sống của con người Tây Nguyên để rồi với những nét văn hoá ấy đã đem đến cho Cồng chiêng Tây Nguyên trở thành một kiệt tác truyền khẩu di sản Văn hoá phi vật thể của nhân loại được Unesco công nhận .
 
[[File:Congdongviet_net_-200330-170844.PNG]]
Theo dòng lịch sử văn hoá cồng chiêng được bắt nguồn từ văn minh Đông Sơn cổ đại được biết đến với tư cách là một nền văn hoá trống đồng nổi tiếng ở Đông Nam Á. Nghệ thuật cồng chiêng của Việt Nam đã phát triển đến một trình độ cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Giá trị văn hóa của cồng chiêng ở Việt Nam có vị thế đặc biệt nổi bật trong hệ nhạc khí cổ truyền bởi nó bắt nguồn từ sự tổng hoà các giá trị văn hóa đa dạng như: Giá trị biểu thị đặc trưng và bản sắc văn hóa vùng; Giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa tộc người hoặc nhóm tộc người; Giá trị phản ánh đa chiều; Giá trị nghệ thuật; Giá trị sử dụng đa dạng; Giá trị vật chất; Giá trị biểu thị sự giàu sang và quyền uy; Giá thị tinh thần; Giá trị cố kết cộng đồng và Giá trị lịch sử. Cồng chiêng được xem là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người, thần thánh và thế giới siêu nhiên, những chiếc cồng chiêng của mỗi gia đình xưa kia còn biểu hiện cho sự giàu có, thịnh vượng của những con người nơi đây .
Cồng chiêng cũng là một nhạc cụ rất phổ biến trong nền âm nhạc của các tộc người Việt Nam. Nhưng với người Tây Nguyên, cồng chiêng là đại diện, là nguồn sống, là tín ngưỡng tâm linh. Những âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng sẽ sống mãi cùng với đất trời và con người Tây Nguyên.
[[Thể_loại:Nghệ_thuật_Việt_Nam]]
[[Thể_loại:Âm_nhạc]]
[[Thể_loại:Nhạc_cổ_truyền]]
[[Thể_loại:Nhạc_cụ]]
[[Thể_loại:Văn_hóa_Việt_Nam]]
[[Thể_loại:Múa_hát]]
[[Thể_loại:Trò_diễn]]