Áo giao lĩnh (chữ Hán: 交領衣 / Giao lĩnh y) tức áo cổ chéo là cách gọi một trong những lối y phục lâu đời nhất trong tập quán Việt Nam.

Đây là một loại áo rộng, xẻ hai bên hông, dài tay, cổ tay cũng may rộng(32-36cm). Thân áo dài chấm gót chân và may bằng năm - sáu tấm vải, không phân biệt giới tính. Theo thư tịch cũ minh họa thì đàn bà mặc áo phủ ngoài,bên trong là yếm che ngực. Phía dưới bụng quấn váy,buộc bằng thắt lưng nhuộm màu,hai đầu buông thả,nếu thân phận là hoa nương hoặc quý tộc thì phủ ngoài váy còn 1 lớp xiêm thường thêu hoa văn(như tranh cụ Bùi Thị Giác)(có 2 loại là chấp quần và ghép từ 7 mảnh trong sách "Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa"),Hai vạt áo để mở. Đàn ông cũng mặc áo ra ngoài quần hay khố nhưng vạt bên trái được kéo chéo qua ngực và bụng rồi buộc vào bên phải.Khi xem các hiện vật trong mộ Đại tư đồ Nguyễn Bá Khanh(Hưng Yên) phát hiện áo trực lĩnh 7 thân và 9 thân

Đến thế kỷ 19 thì áo giao lĩnh không phải là thường phục nữa mà là lễ phục.Trong dân gian thì là áo thụng. Trong triều thì gọi là "phổ phục" hay "bổ phục" để các quan mặc ra bên ngoài cùng khi có đại tế hay vào chầu vua. Khi mặc áo thì đính thêm bố tử ở ngực và lưng để rõ phẩm ngạch..Đại để là Thời Nguyễn,từ "trực lĩnh"cũng biến mất hẳn vì chỉ còn dùng loại trực lĩnh buộc vạt gọi là "giao lĩnh"