Nhuộm răng là một trong những phong tục xưa của nhiều dân tộc ở Đông Á, như Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia và miền Nam Trung Quốc.

Tại Việt Nam, ngoài người Kinh, các dân tộc khác như Thái, Si La, Tày, Dao đều có tục này; nhưng mỗi nơi, mỗi dân tộc đều có cách nhuộm răng khác nhau về ý nghĩa, thẩm mỹ, sức khỏe và chất liệu sử dụng trong lúc nhuộm.

Tục nhuộm răng là một nét văn hóa để phân biệt với các tộc người khác. Hầu như tất cả người dân Việt Nam từ kẻ nghèo cho đến người giàu, từ giai cấp nông dân cho đến giới quan lại, điền chủ, hoàng thân quốc thích, vua chúa ai ai cũng nhuộm răng.

Khoảng vào năm 1862, khi nền văn minh Tây phương xâm nhập mạnh mẽ vào Việt Nam, và nhất là đầu những năm của thế kỷ 20, nhiều phụ nữ đã để răng trắng hay cạo hàm răng đen được nhuộm từ thuở mới thay răng để trở thành người phụ nữ mới nhằm tham gia vào công cuộc cải cách xã hội, phong trào đòi nữ quyền, giải phóng, phong trào này phát triển rầm rộ trong thời đại canh tân. Thuở ấy trong xã hội có hai phái kình chống nhau kịch liệt, một nhóm cho rằng để răng trắng, hớt tóc là bè lũ theo Tây, làm me Tây...; còn nhóm kia thì cho rằng tóc củ hành, răng đen, áo the quần vải là hủ lậu, kém văn minh... Thời đó, người ta chỉ đánh giá bề ngoài mà không chú trọng nhân cách, tư tưởng ở bên trong. Đấy là giai đoạn đánh dấu sự suy tàn của tục nhuộm răng ở Việt Nam.

Răng đã nhuộm đen sau đem cạo trắng thường không trắng hẳn mà có màu xám/đen lờ lợ không đều. Tiếng Việt cũng dùng từ ngữ "răng cải mả" giống như loại răng đen mà để phai để gọi hàm răng không mấy đẹp này.

Thành phần thuốc nhuộm

Thuốc nhuộm răng gồm các thành phần căn bản như sau:

Bột nhựa cánh kiến Nước cốt chanh Phèn đen Nhựa của gáo dừa.'