Tiền kẽm, tiền sắt

Từ Dữ liệu văn hóa Việt Nam
Phiên bản vào lúc 01:07, ngày 29 tháng 3 năm 2020 của Admin (Thảo luận | đóng góp) (Tạo trang mới với nội dung “Thời Mạc Đăng Dung (1527 – 1530), ngoài tiền đồng, còn cho đúc tiền đồng pha kẽm và sắt, tiền bằng sắt. Sắt dễ gỉ n…”)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Thời Mạc Đăng Dung (1527 – 1530), ngoài tiền đồng, còn cho đúc tiền đồng pha kẽm và sắt, tiền bằng sắt. Sắt dễ gỉ nên không được ưa thích. Những khi khan hiếm đồng, kẽm cũng được dùng vào việc đúc tiền. Tiền kẽm bao giờ cũng có giá trị thấp nhất. Thời vua Tự Đức, tiền kẽm được đúc nhiều hơn. Năm 1850, Nhà nước đặt 2 lò đúc ở Hà Nội và Bắc Ninh, sau đó đặt thêm ở Sơn Tây, Thái Nguyên, tiến tới cho phép dân đúc và nộp thuế. Nhà nước còn cho phép cả người Thanh Trung Quốc khai mỏ nấu kẽm và đúc tiền.