Thờ Mẫu

Từ Dữ liệu văn hóa Việt Nam
Phiên bản vào lúc 19:57, ngày 28 tháng 3 năm 2020 của Admin (Thảo luận | đóng góp) (Thay thế văn bản – “Tín ngưỡng Việt Nam” thành “Tín ngưỡng”)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là việc tôn thờ nữ thần, thờ mẫu thần, thờ mẫu tam phủ, tứ phủ xuất hiện khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa. Tuy tất cả đều là sự tôn sùng thần linh nữ tính, nhưng giữa thờ nữ thần, mẫu thần, mẫu tam, phủ tứ phủ không hoàn toàn đồng nhất. Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa cùng với những ảnh hưởng ngoại lai từ đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ và che chở cho con người. Tín ngưỡng mà ở đó đã được giới tính hoá mang khuôn hình của người Mẹ, là nơi mà ở đó người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mình khỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến. Ngoài ra còn có Thánh Bản mệnh là vị thần đứng đầu dẫn dắt người tu đạo đi đến với Mẹ - Đấng Tối cao trong đạo Mẫu Việt Nam – Hoàng Thiên Tiên Thánh Giáo trong tín ngưỡng thờ Mẫu.