Các thay đổi

Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Thả chim câu

bớt 112 byte 21:42, ngày 30 tháng 3 năm 2020
n
không có tóm lược sửa đổi
Thi thả chim câu là thú chơi tao nhã, lành mạnh, tương truyền có từ thời các vua Lý, thịnh hành nhất là vùng đất Kinh Bắc xưa. Các làng Dục Tú, Cổ Loa (Đông Anh) Chèm (Từ Liêm) thường mở hội thả chim câu trong lễ hội. Những năm sau hòa bình, thành phố có lệ hội thả chim câu ở đền Ngọc Sơn trên Hồ Gươm vào dịp kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ.
Đàn chim dự thi phải đủ 10 con, giống nội thuần chủng, phần lớn là chim nâu và chim đen, vì chim bồ câu trắng yếu hơn. Mỗi đàn nhốt trong một lồng tre, đáy lồng rời, buộc lại vào lồng bằng dây lèo. Khi thả chim, đặt lồng lên bàn, chủ đàn tay cởi dây lèo, tay quạt quạt giấy cho đàn chim khởi động, vón cục lại, đến độ chín, mở cả lồng ra lấy quạt gạt cho cả đàn bay lên trong tiếng trống đổ hồi. Nơi thả chim phải là bãi rộng, thoáng, thường là trước cửa đình làng. Ban chấm thi chia làm hai trịch: “trịch ngoại” ở ngay nơi thả chim, thường do một lão nông quắc thước, quần áo lễ hội, chít khăn nhiễu, thắt đai lưng đen, cầm dùi trống cái, ra hiệu lệnh cho từng người dự thi vào lần lượt thả chim; “trịch nội” tập trung ở sân rộng một ngôi nhà gần đó, có một thau to đựng đầy nước soi rõ bóng từng đàn chim bay trên bầu trời.
 
[[File:Congdongviet_net_-200330-164225.PNG]]
Khi đàn chim dự thi theo con đầu đàn lượn một vòng quanh điểm thả rồi thu đội hình xoắn ốc bay lên thì “trịch nội” đánh ba tiếng trống khẩu, báo hiệu đã nhận đàn vào vòng chung khảo.

Trình đơn chuyển hướng