(Tạo trang mới với nội dung “Vị trí: Nhà rông Tây Nguyên chỉ có ở những buôn làng bắc Tây Nguyên, đặc biệt ở Kon Tum.<br> Đặc điểm: Mỗi buôn, làng…”)
 
n
Dòng 14: Dòng 14:
  
 
[[Thể_loại:Di_tích_Việt_Nam]]
 
[[Thể_loại:Di_tích_Việt_Nam]]
[[Thể_loại:Di_tích_vùng_cao]]
 
 
[[Thể_loại:Đời_sống_Việt_Nam]]
 
[[Thể_loại:Đời_sống_Việt_Nam]]
 +
 +
[[Thể_loại:Phương tiện - Dụng cụ]]

Phiên bản lúc 15:11, ngày 1 tháng 4 năm 2020

Vị trí: Nhà rông Tây Nguyên chỉ có ở những buôn làng bắc Tây Nguyên, đặc biệt ở Kon Tum.
Đặc điểm: Mỗi buôn, làng dựng một ngôi nhà sàn lớn được trang trí đẹp ở giữa buôn, làng gọi là nhà rông. Nhà rông là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng: lễ tết, hội làng, đám cưới, lễ cầu nguyện và là nơi hội họp của cả buôn làng già, trẻ, trai, gái...

Nhà rông của mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến trúc, tạo dáng, trang trí hoa văn. Nhưng nhìn chung nhà rông vẫn là ngôi nhà to nhất, thường gấp ba, gấp bốn nhà thường, có mái nhọn xuôi dốc và được dựng trên những cột cây to, thường là tám cột bằng cây đại thụ, thẳng, chắc; mái nhọn lợp bằng lá gianh, phơi kỹ cho đến khi vàng óng. Trên những vì kèo được trang trí những hoa văn có màu sắc rực rỡ mang tính tôn giáo thờ phụng, những sự tích huyền thoại của dũng sĩ thuở xưa, những thú vật được cách điệu, những vật, những cảnh sinh hoạt gần gũi với cuộc sống buôn làng. Nổi bật trong trang trí nhà rông là hình ảnh thần mặt trời chói sáng.

Nhà rông càng to đẹp thì càng chứng tỏ buôn làng giàu có, mạnh mẽ.