(Tạo trang mới với nội dung “Từ thời Lý, múa rối nước đã trở thành trò diễn dân gian đặc sắc của dân tộc ta. Văn bia chùa Đọi (1121) từng kể v…”)
 
Dòng 14: Dòng 14:
  
 
[[Thể_loại:Văn_hóa_Việt_Nam]]
 
[[Thể_loại:Văn_hóa_Việt_Nam]]
 +
[[Thể_loại:Múa_hát]]
 
[[Thể_loại:Trò_diễn]]
 
[[Thể_loại:Trò_diễn]]

Phiên bản lúc 07:05, ngày 27 tháng 3 năm 2020

Từ thời Lý, múa rối nước đã trở thành trò diễn dân gian đặc sắc của dân tộc ta. Văn bia chùa Đọi (1121) từng kể về cảnh múa rối nước khá sinh động ở kinh thành Thăng Long.

Làng Đào Thục (xã Thụy Lâm, Đông Anh) là một trong những cái nôi múa rối nước ở Việt Nam.

Rối nước diễn trên mặt nước ao, hồ, trước một nhà thủy đình dựng bằng tre nứa, buông mành kín làm hậu trường cho người biểu diễn ra trò.

Con rối làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng, được điều khiển từ xa bằng bộ máy tinh xảo đặt ngầm dưới nước. Có trò phải dùng 8 - 9 nghệ nhân điều khiển kết hợp. Nghệ nhân phải lội đứng dưới nước cử động các con sào, dây, gậy để làm cho con rối tung tăng bơi lội, chạy nhảy, người bơi thuyền câu cá, úp nơm, bắt vịt, xay lúa giã gạo, quăng chài cho đến phất cờ nổ pháo, rồng vàng phun nước, chém đứt đầu hổ... Ngoài các trò lẻ, múa rối còn diễn tích cổ về Lê Lợi, Hai Bà Trưng, Đinh Bộ Lĩnh...

Diễn rối nước có dàn nhạc dân tộc dạo nền và đệm cho người hát theo làn điệu chèo, dân ca. Các tích trò còn có lời thoại theo nhân vật.

Vai giáo trò của phường Đào Thục là Ba Khí, khác với chú Tễu của các phường rối Thạch Thất (Hà Tây) và Nguyên Xá (Thái Bình).

Nghệ thuật múa rối nước rất độc đáo, đòi hỏi không ngừng sang tạo, luôn phát minh vai rối mới, trò mới mang tính cách riêng biệt của từng phường.