(Tạo trang mới với nội dung “Lễ hội Triều Khúc: Nằm tại km số 8, trên đoạn đường Hà Nội - Hoà Bình, làng Triều Khúc còn có tên gọi là Kẻ Đơ, na…”)
 
(Thay thế văn bản – “Lễ_hội_Việt_Nam/Lễ_hội_miền_Bắc” thành “Lễ hội miền Bắc”)
 
Dòng 6: Dòng 6:
  
 
[[Thể_loại:Lễ_hội_Việt_Nam]]
 
[[Thể_loại:Lễ_hội_Việt_Nam]]
[[Thể_loại:Lễ_hội_Việt_Nam/Lễ_hội_miền_Bắc]]
+
[[Thể_loại:Lễ hội miền Bắc]]

Bản hiện tại lúc 03:36, ngày 27 tháng 3 năm 2020

Lễ hội Triều Khúc: Nằm tại km số 8, trên đoạn đường Hà Nội - Hoà Bình, làng Triều Khúc còn có tên gọi là Kẻ Đơ, nay thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Kẻ Đơ xưa vốn đã là một vùng quê nổi tiếng với nghề làm nón quai thao, vì thế, làng còn được gọi là làng Đơ Thao. Ngoài quai thao, làng còn nổi tiếng bởi nghề thêu may những đồ thờ như: lọng, tàn, trướng, y môn, tán tía.

Tương truyền, nghề này do một người họ Vũ truyền dạy lại. Do có nghề thủ công nên từ xưa dân làng Triều Khúc đã sống tương đối phong lưu. Để nhớ ơn người đã đem lại cuộc sống ấm no cho mình, dân làng đã thờ ông tổ nghề tại đình Lớn cùng với vị Thành hoàng là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (770 -798). Hằng năm, làng tổ chức lễ hội tại đình Lớn để ghi nhớ công ơn tổ nghề và thao diễn lại trận đánh oanh liệt của vị Đại vương mà dân làng vẫn tôn kính phụng thờ.