(Tạo trang mới với nội dung “Từ khởi đầu để dùng chuyên trong nghi thức thờ cúng mẫu, dần mở rộng thành một thể loại ca nhạc dân gian hát trong l…”)
 
Dòng 8: Dòng 8:
 
[[Thể_loại:Nghi_lễ]]
 
[[Thể_loại:Nghi_lễ]]
 
[[Thể_loại:Trò_diễn]]
 
[[Thể_loại:Trò_diễn]]
 +
[[Thể_loại:Âm_nhạc_Việt_Nam]]

Phiên bản lúc 02:29, ngày 28 tháng 3 năm 2020

Từ khởi đầu để dùng chuyên trong nghi thức thờ cúng mẫu, dần mở rộng thành một thể loại ca nhạc dân gian hát trong lễ hội chung.

Giai điệu của hát chầu văn mượt mà, khỏe khoắn, vui tươi, nhịp mau dồn dập, dễ gây kích động người nghe. Nhạc chầu văn gồm đàn nguyệt, trống đế, thanh la và phách. Nam vừa đàn vừa hát gọi là cung văn. Đó là nhạc công giỏi ngón nguyệt lại phải có giọng hát hay. Hát chầu văn có nhiều làn điệu. Vào cuộc là “Sai quan tướng” dọn đường để lên đồng, tiếp đến “chầu văn thờ” ca ngợi các thánh mẫu, khi đồng lên hát các điệu “Dọc”, “Cờn”, vào vai ông Hoàng thì hát “Phú”, vai Mẫu Thoải hát “Luyến”, vài Bà chúa Thượng Ngàn hát “Xá”, lúc nhảy múa sôi nổi thì chuyển sang “nhịp một”, “chèo đò”. Lược bỏ yếu tố mê tín, hát chầu văn trở thành hát văn, một thể loại ca nhạc dân gian lành mạnh. Đền Ghềnh, Phủ Tây Hồ năm nào cũng mở hội thi hát chầu văn.