(Tạo trang mới với nội dung “Tổ chức ở nhiều hội làng vùng Hà Nội như Kim Lũ, Thanh Liệt, Xuân Phương, Đông Ngạc, Thụy Phương, Vĩnh Quỳnh, Thượng C…”)
 
n
 
Dòng 1: Dòng 1:
Tổ chức ở nhiều hội làng vùng Hà Nội như Kim Lũ, Thanh Liệt, Xuân Phương, Đông Ngạc, Thụy Phương, Vĩnh Quỳnh, Thượng Cát, Minh Khai, Hải Bối, Quảng Bá, Tàm Xá... nhưng lớn nhất, vui nhất ở hội Chùa Vua (làng Thịnh Yên), nơi thờ thần cờ Đế Thích. Hội Chùa Vua gần như là điểm hội tụ các bậc kỳ thủ đủ các miền.
+
Cờ người là tên gọi cuộc chơi cờ tướng, gồm 32 quân (như cỗ bài tam cúc), mỗi phe 16 quân (trong mỗi phe có một Tướng. Tướng nam gọi là tướng Ông, trang phục đen hoặc xanh; tướng nữ còn gọi tướng Bà, trang phục đỏ).
  
Cờ người đánh như cờ tướng, chỉ có hình thức khác: bàn cờ là cả chiếc sân rộng, quân cờ là người đóng, nam đứng quân đỏ, nữ đứng quân đen. Mỗi bên 16 quân, tên quân viết chữ nho ở ngực áo hoặc lưng áo. Riêng tướng chọn người đẹp người đẹp nết, có lọng che, có ghế ngồi. Người đánh xướng nước đi (theo nguyên tắc mã lệch, tượng điều, xe liền, pháo lệch...) người đóng quân chuyển vị trí theo. Ăn quân nào là bị loại ra khỏi sân. Cho đến khi tướng bị chiếu, hết nước đi là thua. Có nơi quân cờ là người cầm biển đề tên.
+
[[File:Congdongviet_net_-200330-164405.PNG]]
 +
 
 +
Chơi cờ tướng là chơi trên bàn cờ. Ba mươi hai quân cờ bằng gỗ, sừng, hay ngà tiện tròn, đường kính 2cm, dày 1cm. Chơi cờ người cũng vẫn là luật lệ của cờ tướng. Nhưng quân cờ là người thật, bàn cờ là sân đất rộng, đủ đường đi nước bước cho 32 người.
 +
 
 +
Cuộc đấu cờ người thường được tổ chức trong các hội hè. Ở các hội làng, bàn cờ là sân đình, sân chùa, hay bãi ruộng khô phẳng gần nơi đình chùa, tức là gần diễn chùa trường chính của hội. Cuộc đấu cờ người được chuẩn bị chu đáo hàng tháng trời. Ðịnh được bàn cờ -sân bãi-chỉ mới là việc phụ. Ðầu tiên là việc tuyển tìm người. Những người được chọn làm quân cờ phải những trai thanh gái lịch, con cái của những gia đình có nề nếp được dân làng quý trọng, đồng tình. Số lượng cần thiết là 16 nam,16 nữ. Trong số này phải chọn ra hai tướng: một nam, một nữ tướng Ông, tướng Bà. Ngoài ra, không thể thiếu người thứ 33 là tổng cờ (trọng tài) trực tiếp giúp ban giám khảo theo dõi cuộc đấu. Ba người này (tổng cờ và hai tướng) là thuộc loaị gia đình khá giả, phong lưu, có thể "khao quân" khi cần thiết. Chọn xong, tổng cờ họp hai đội nam, nữ thông báo về trang phục, dặn dò về phong thái trong lúc làm nhiệm vụ "quân cờ". Quần áo mỗi người tự sắm, song phải thống nhất trong từng phe (quân đen, quân đỏ) khi ra sân bãi, bàn cờ được tạo ra một màu sắc rực rỡ nhiều màu dưới trời hội xuân.
 +
 
 +
Mỗi "quân cờ" có ghế đẩu ngồi có thể có đội nón nếu trời nắng to. Trước ngực mỗi "quân cờ" có treo tên quân cờ bằng chữ hán. Còn tướng, trang phục như hình vẽ, hoặc gần như thế, trong quân bài; đó quân phục cấp tướng đời xưa, có lọng che. Hai đấu thủ có chỗ ngồi riêng...
 +
 
 +
Bên cạnh sự náo động của các trò chơi khác như đánh đu đầy tính chất hào hứng và lãng mạn; hay cuộc chọi gà "ăn thua"; hoặc cuộc đấu vật thiên về sức mạnh cơ bắp và dũng khí, thì cái đẹp của sân cờ người sự tinh tế, trầm tĩnh, có giá trị di dưỡng tinh thần, và như muốn tạo sự cân bằng đối với các cuộc đua tài ào ạt kia, đồng thời bổ sung và nâng cao giá trị văn hoá truyền thống của cả lễ hội qua nhiều thế kỷ lưu truyền.
  
 
[[Thể_loại:Trò_chơi_dân_gian]]
 
[[Thể_loại:Trò_chơi_dân_gian]]

Bản hiện tại lúc 21:44, ngày 30 tháng 3 năm 2020

Cờ người là tên gọi cuộc chơi cờ tướng, gồm 32 quân (như cỗ bài tam cúc), mỗi phe 16 quân (trong mỗi phe có một Tướng. Tướng nam gọi là tướng Ông, trang phục đen hoặc xanh; tướng nữ còn gọi là tướng Bà, trang phục đỏ).

Congdongviet net -200330-164405.PNG

Chơi cờ tướng là chơi trên bàn cờ. Ba mươi hai quân cờ bằng gỗ, sừng, hay ngà tiện tròn, đường kính 2cm, dày 1cm. Chơi cờ người cũng vẫn là luật lệ của cờ tướng. Nhưng quân cờ là người thật, và bàn cờ là sân đất rộng, đủ đường đi nước bước cho 32 người.

Cuộc đấu cờ người thường được tổ chức trong các hội hè. Ở các hội làng, bàn cờ là sân đình, sân chùa, hay bãi ruộng khô phẳng gần nơi đình chùa, tức là gần diễn chùa trường chính của hội. Cuộc đấu cờ người được chuẩn bị chu đáo hàng tháng trời. Ðịnh được bàn cờ -sân bãi-chỉ mới là việc phụ. Ðầu tiên là việc tuyển tìm người. Những người được chọn làm quân cờ phải là những trai thanh gái lịch, con cái của những gia đình có nề nếp được dân làng quý trọng, đồng tình. Số lượng cần thiết là 16 nam,16 nữ. Trong số này phải chọn ra hai tướng: một nam, một nữ tướng Ông, tướng Bà. Ngoài ra, không thể thiếu người thứ 33 là tổng cờ (trọng tài) trực tiếp giúp ban giám khảo theo dõi cuộc đấu. Ba người này (tổng cờ và hai tướng) là thuộc loaị gia đình khá giả, phong lưu, có thể "khao quân" khi cần thiết. Chọn xong, tổng cờ họp hai đội nam, nữ thông báo về trang phục, dặn dò về phong thái trong lúc làm nhiệm vụ "quân cờ". Quần áo mỗi người tự sắm, song phải thống nhất trong từng phe (quân đen, quân đỏ) khi ra sân bãi, bàn cờ được tạo ra một màu sắc rực rỡ nhiều màu dưới trời hội xuân.

Mỗi "quân cờ" có ghế đẩu ngồi có thể có đội nón nếu trời nắng to. Trước ngực mỗi "quân cờ" có treo tên quân cờ bằng chữ hán. Còn tướng, trang phục như hình vẽ, hoặc gần như thế, trong quân bài; đó là quân phục cấp tướng đời xưa, có lọng che. Hai đấu thủ có chỗ ngồi riêng...

Bên cạnh sự náo động của các trò chơi khác như đánh đu đầy tính chất hào hứng và lãng mạn; hay cuộc chọi gà "ăn thua"; hoặc cuộc đấu vật thiên về sức mạnh cơ bắp và dũng khí, thì cái đẹp của sân cờ người là sự tinh tế, trầm tĩnh, có giá trị di dưỡng tinh thần, và như muốn tạo sự cân bằng đối với các cuộc đua tài ào ạt kia, đồng thời bổ sung và nâng cao giá trị văn hoá truyền thống của cả lễ hội qua nhiều thế kỷ lưu truyền.