Các thay đổi

Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Các chính quyền tự chủ (43-905)

thêm 105 byte 01:22, ngày 31 tháng 3 năm 2020
n
không có tóm lược sửa đổi
<poem>Trong suốt thời kỳ này, nhân dân Việt Nam luôn nổi dậy để giành lại nền độc lập, mở đầu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-43). Tiếp đó là cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248). Giữa thế kỷ 6, Lý Bí đã lãnh đạo dân Giao Châu nổi lên đánh đuổi Tiêu Tư, chiếm giữ thành Long Biên, lập nên nhà nước độc lập đầu tiên, nước Vạn Xuân, nhưng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. Dưới ách thống trị của các đế chế Trung Hoa đã bùng lên nhiều cuộc khởi nghĩa: Mai Thúc Loan (722), Phùng Hưng (766-791),... và cuối cùng, với chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Ðằng năm 938, Ngô Quyền đã chấm dứt thời kỳ thống trị Trung Quốc hơn một nghìn năm, khôi phục nền độc lập cho đất nước.
'''♦ Chính quyền Trưng Nữ Vương (năm 40-43):'''
Huý là Trưng Trắc, con gái của Lạc tướng Mê Linh (đất Mê Linh nay thuộc vùng giáp giới giữa Hà Tây với Vĩnh Phúc và ngoại thành Hà Nội). Thân sinh mất sớm, Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị được thân mẫu là bà Ma Thiện (cũng có truyền thuyết nói là bà Trần Thị Ðoan) nuôi dưỡng. Hiện chưa rõ Trưng Trắc sinh năm nào, chỉ biết khi Tô Ðịnh được nhà Ðông Hán sai sang làm Thái Thú ở Giao Chỉ (năm 34), thì Trưng Trắc đã trưởng thành và kết hôn với con trai của Lạc tướng Chu Diên là Thi Sách (đất Chu Diên nay là vùng giáp giới giữa Hà Tây với Hà Nam). Bấy giờ, nhân lòng căm phẫn của nhân dân ta đối với chính sách thống trị tàn bạo của nhà Ðông Hán, lại cũng nhân vì Thi Sách bị Thái Thú Tô Ðịnh giết hại, Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị và nhiều bậc hào kết khác, phát động và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa có quy mô rất lớn. Khởi nghĩa bùng nổ vào cuối năm 39 đầu năm 40 và nhanh chóng được nhân dân cả nước nhất tề hưởng ứng. Tô Ðịnh phải hốt hoảng bỏ chạy về nước.
 
[[File:Congdongviet_net_-200330-202137.PNG]]
Chính quyền Trưng Nữ Vương tồn tại được trong khoảng gần ba năm (từ đầu năm 40 đến cuối năm 42, đầu năm 43). Sử gia Lê Văn Hưu (1230 - 1322) viết: "Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà mà hô một tiếng cũng có thể khiến được các quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay. Xem thế cũng đủ biết hình thế đất Việt có thể dựng được nghiệp bá vương." Nhà Ðông Hán đã phải cử tên lão tướng khét tiếng tàn bạo và dày dạn kinh nghiệm trận mạc là Mã Viện sang đàn áp mới tiêu diệt được lực lượng và chính quyền Hai Bà Trưng.
Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) người đất Quân Yên (nay thuộc huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá), sinh năm nào chưa rõ, chỉ biết khi cùng anh là Triệu Quốc Ðạt khởi xướng và lãnh đạo cuộc chiến đấu chống ách đô hộ của quân Ðông Ngô (năm 248), Bà đã là một cô gái ở độ tuổi khoảng trên dưới hai mươi. Bấy giờ, nhiều người khuyên Bà nên lập gia đình, xây dựng hạnh phúc riêng, nhưng Bà đã khảng khái trả lời : " Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh đạp ngọn sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, cởi ách nô lệ cho nhân dân chớ không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta". Sau câu nói bừng bừng khẩu khí anh hùng đó, Bà đã quả cảm phát động khởi nghĩa. Quân Ngô sau nhiều phen thất bại, đã tìm đủ mọi thủ đoạn xảo quyệt, thậm chí đã dùng cả tước hiệu Lệ Hải Bà Vương để chiêu dụ Bà, nhưng ý chí của Bà trước sau vẫn không hề bị lung lạc. Cuối cùng, nhà Ngô đã phải sai viên tướng lừng danh là Lục Dận đem đại binh sang đàn áp. Bà Triệu cùng hàng loạt nghĩa binh đã anh dũng hi sinh vào năm 248.
[[File:Congdongviet_net_-200330-202058.PNG]]
Về thực chất, bộ chỉ huy khởi nghĩa do Bà Triệu cầm đầu cũng là một guồng máy chính quyền. Bà Triệu chưa xưng đế hay xưng vương, cũng chưa đặt quốc hiệu hay niên hiệu, những rõ ràng, guồng máy chính quyền sơ khai do Bà Triệu lập ra, hoàn toàn biệt lập và đối nghịch sâu sắc với chính quyền đô hộ của quân Ngô.
Trên đây là những hệ thống chính quyền tiêu biểu nhất, được thành lập trong hoặc sau thắng lợi của các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc, gồm nhiều quy mô và tính chất khác nhau. Hẳn nhiên, đó cũng chưa phải là tất cả, nhưng, dẫu nhìn từ bất cứ góc độ nào thì đó cũng thực sự là tinh hoa của lịch sử chống xâm lăng thời Bắc thuộc.
</poem>
[[Thể_loại:Đời_sống_Việt_Nam]]
[[Thể_loại:Cội_nguồn]]

Trình đơn chuyển hướng