Các thay đổi

Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Cà răng

thêm 1.520 byte 22:36, ngày 28 tháng 3 năm 2020
không có tóm lược sửa đổi
[[File:2020-03-28_173021.png|thumb|none]]
 
Cà răng là một cực hình rất đau đớn, khổ sở nhưng các chàng trai, cô gái miền sơn cước này vẫn tự nguyện xin được cà răng để hội nhập vào xã hội và cộng đồng, để được mọi người trong buôn làng công nhận là đẹp và đã trưởng thành. Cà răng thường được tiến hành đối với thanh niên nam nữ ở độ tuổi 15-16 khi răng đã mọc hết.
 
Để cà răng, họ có thể dùng nhiều cách khác nhau: có dân tộc thì dùng cưa, có dân tộc thì dùng đá để cà, có dân tộc thi dùng dao nhỏ có hình lưỡi cưa để cắt. Số lượng răng được cà thường là 6 hoặc 4 cái răng cửa phía trước, cũng có dân tộc còn vót thêm 6 cái răng cửa của hàm dưới theo hình tam giác nhọn như người Mạ ở vùng Đạ Tẻh, Cát Tiên (Lâm Đồng). Thường người được cà răng phải nằm trên đống rơm, cỏ hoặc trên sàn nhà, đầu gối lên đùi người cà răng để người này cầm dao hình lưỡi cưa hoặc đá tiến hành cà răng. Sau khi cà răng xong, người ta lấy nhựa một loại cây rừng (cây thuốc) đem hơ trên lửa cho sôi rồi bôi vào chỗ chân răng bị cà, hoặc lấy cây K’nhài ngâm với nước thuốc lá tươi, dùng bông thấm vào và ngậm từ 2 đến 3 tháng mới hết đau, răng mới bóng đẹp(theo kinh nghiệm của người Mạ).
[[Thể_loại:Tập_tục_Việt_Nam]]

Trình đơn chuyển hướng