Bắt cá hai tay

Từ Dữ liệu văn hóa Việt Nam
Phiên bản vào lúc 17:24, ngày 27 tháng 3 năm 2020 của Admin (Thảo luận | đóng góp)
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Hễ một người nào đó vì lòng tham muốn có được nhiều thứ trong cùng một lúc, hoặc để ăn chắc, không được thứ này thì được thứ khác, hoặc vừa làm điều này ở đây rồi lại làm điều đó ở nơi khác nữa (theo lẽ thường anh ta chỉ được làm ở một nơi), thì sẽ bị mọi người gọi một cách mỉa mai là kẻ “bắt cá hai tay”.

“Bắt cá hai tay” được hiểu ở đây với nghĩa đen là mỗi tay bắt một con cá và kết quả là tuột mất, chẳng bắt được con nào (vì mỗi tay bắt một thì không chắc chắn). Chẳng thế mà ca dao Việt Nam đã từng khuyên nhủ mọi người:

“Xin đừng bắt cá hai tay Cá lội dưới nước, chim bay lên trời”

Từ nghĩa đen cụ thể đó, nhân dân ta đã dùng thành ngữ này với nghĩa rộng hơn để chỉ những người có tư tưởng “nước đôi”, hoặc tham lam, ôn đồm, muốn có nhiều thứ, muốn làm nhiều việc cùng một lúc, không được việc này thì được việc khác, kết quả hoặc là không được gì, “xôi hỏng bỏng không” hoặc được chắc một thứ nhưng thường bị chê trách là tham lam, khôn ranh