(Tạo trang mới với nội dung “Từ bao đời nay, bánh dày làng Gàu (xã Cửu Cao - Văn Giang - Hưng Yên) đã được xếp ngang với rượu Trương Xá, tương Bần,…”)
 
n
 
(Không hiển thị phiên bản của cùng người dùng ở giữa)
Dòng 11: Dòng 11:
 
Tết đến xuân về, bánh dày được đặt trang trọng trên bàn thờ nghi ngút khói hương cũng là một nét đẹp văn hoá của quê ta…
 
Tết đến xuân về, bánh dày được đặt trang trọng trên bàn thờ nghi ngút khói hương cũng là một nét đẹp văn hoá của quê ta…
  
[[Thể_loại:Đặc_sản_Việt_Nam]]
 
 
[[Thể_loại:Ẩm_thực_Việt_Nam]]
 
[[Thể_loại:Ẩm_thực_Việt_Nam]]
 
[[Thể_loại:Ẩm_thực_miền_Bắc]]
 
[[Thể_loại:Ẩm_thực_miền_Bắc]]

Bản hiện tại lúc 02:25, ngày 31 tháng 3 năm 2020

Từ bao đời nay, bánh dày làng Gàu (xã Cửu Cao - Văn Giang - Hưng Yên) đã được xếp ngang với rượu Trương Xá, tương Bần, góp phần tô đậm thêm bản sắc văn hóa ẩm thực của đất Hưng Yên. Từ cây lúa hạt gạo, người làng Gàu đã sáng tạo ra loại bánh dày có nhân ngon nổi tiếng trên cơ sở của chiếc bánh dày thời Lang Liêu đời Hùng Vương.

Bánh được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, được vo kỹ, ngâm với nước sạch và đồ chín. Nhân bánh là đỗ xanh đãi sạch vỏ, thổi chín, giã nhuyễn, nắm thành từng nắm nhỏ. Nếu làm bánh mặn thì dùng nhân thịt nạc, làm bánh ngọt, trộn đỗ xanh với đường cát.

Cái đặc sắc của bánh dày làng Gàu là gạo nếp phải được gieo trồng trên đồng ruộng làng Gàu, ngâm nước giếng làng Gàu, và được chính tay khéo léo của các cô gái làng Gàu nặn mới thành tấm bánh xinh xắn, thơm ngon.

Sắc thái văn hoá bản địa ở đây không hề trộn lẫn. Nhìn những chồng bánh dày trắng trẻo xếp đầy trong thúng, dưới nền lá chuối xanh, người ta liên tưởng đến sự hoá thân màu nhiệm của hạt gạo hiến dâng cho đời một món ăn của hương đồng gió nội.

Bánh dày làng Gàu được khách xa gần đến đặt mua với số lượng hàng tạ phục vụ cho các cửa hàng ăn uống ở thủ đô, hội nghị, tiệc cưới, đã tạo thêm việc làm cho hàng ngàn lao động. Tết đến xuân về, bánh dày được đặt trang trọng trên bàn thờ nghi ngút khói hương cũng là một nét đẹp văn hoá của quê ta…