n (Đã nhập 1 phiên bản)
n (Thay thế văn bản – “]]” thành “ [[”)
 
Dòng 29: Dòng 29:
 
Cuối cùng anh ta xin đọc:
 
Cuối cùng anh ta xin đọc:
  
- Bây giờ con xin đối ạ! "Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc" con xin đối là: "Thánh sâu gươm vua gừng tam cò". [[Thể_loại:Văn_chương_Việt_Nam]][[Thể_loại:Truyện_cười_dân_gian]]
+
- Bây giờ con xin đối ạ! "Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc" con xin đối là: "Thánh sâu gươm vua gừng tam cò". [[Thể_loại:Văn_chương_Việt_Nam]]
 +
[[Thể_loại:Truyện_cười_dân_gian]]

Bản hiện tại lúc 17:13, ngày 19 tháng 4 năm 2020

Thầy đồ thường dạy học trò đã đối thì phải đối cho chọi mới hay. Một hôm, thầy ra một vế đối: "Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc" (Thần nông dạy dân trồng ngũ cốc).

Tất cả học trò đang ngơ ngác chưa biết đối thế nào. Thì anh học trò nọ đã gãi đầu gãi tai:

- Thưa thầy, chữ "thần" con xin đối với chữ "thánh" có chọi không ạ?

Thầy nói:

- Ðược lắm!

Anh ta lại hỏi:

- Chữ "nông", con đối với "sâu", có chọi không ạ?

Thầy nói:

- Ðược lắm!

Anh ta lại hỏi tiếp:

- Chữ "giáo" đối với "gươm", "dân" đối với "vua" có chọi không ạ?

Thầy gật đầu:

- Ðược lắm, được lắm!

Anh ta lẩm nhẩm: "Nghệ" đối với "gừng", "ngũ" đối với "tam", "cốc" đối với "cò".

Cuối cùng anh ta xin đọc:

- Bây giờ con xin đối ạ! "Thần nông giáo dân nghệ ngũ cốc" con xin đối là: "Thánh sâu gươm vua gừng tam cò".