(Không hiển thị phiên bản của cùng người dùng ở giữa)
Dòng 7: Dòng 7:
 
Trong sử dụng ngôn ngữ, nhiều khi thành ngữ ăn chay niệm Phật, nói lời từ bi được rút gọn thành ăn chay niệm Phật. Dạng thức rút gọn này vẫn phản ánh đầy đủ ý nghĩa toàn thành ngữ .
 
Trong sử dụng ngôn ngữ, nhiều khi thành ngữ ăn chay niệm Phật, nói lời từ bi được rút gọn thành ăn chay niệm Phật. Dạng thức rút gọn này vẫn phản ánh đầy đủ ý nghĩa toàn thành ngữ .
  
[[Thể_loại:Thành_ngữ]]
+
[[Thể_loại:Văn_chương_Việt_Nam]]
 +
[[Thể_loại:Thành_ngữ_-_Tục_ngữ]]

Bản hiện tại lúc 17:10, ngày 27 tháng 3 năm 2020

Thành ngữ Ăn chay niệm Phật, nói lời từ bi được lưu truyền rộng rãi trong Phật giáo nói riêng, trong nhân dân nói chung để chỉ sự ăn uống thanh đạm: tụng kinh thờ Phật, nói năng hiền từ, không độc địa trong lời nói cửa miệng.

Theo Phật giáo, ăn chay là ăn không quá giờ Ngọ, không ăn thịt các động vật. Niệm Phật là xưng đọc, nhớ nghĩ đến danh hiệu của Phật. Nói lời từ bi là nói những lời tâm phúc, tốt lành, thanh nhã, mang lại lợi ích cho mọi người, mọi loài, không thêu dệt, không nói dối, lật lọng, không chửi bới nguyền rủa, bởi từ là ban cho sự vui, bi là cứu cho khỏi khổ ải.

Lần giở trang sử Phật giáo, chúng ta được gặp Tuệ Viễn ở Lư Sơn (vào thế kỷ 7, đời Đường) đã có công lập ra liên xã, phổ biến phép niệm Phật, ăn chay, hướng dẫn Tịch độ. Thời ấy, Tuệ Viễn đã ra quy ước trong toàn xã ai ai cũng phải ăn chay niệm Phật và lời nói ra phải đủ đức từ bi, không được ngôn đàm hí tiếu. Thành ngữ ăn chay niệm Phật, nói lời từ bi có từ thuở đó.

Trong sử dụng ngôn ngữ, nhiều khi thành ngữ ăn chay niệm Phật, nói lời từ bi được rút gọn thành ăn chay niệm Phật. Dạng thức rút gọn này vẫn phản ánh đầy đủ ý nghĩa toàn thành ngữ .