Dữ liệu văn hóa Việt Nam

Hồ sơ

Các thay đổi

Dân tộc Bru - Vân Kiều

thêm 30 byte 20:52, ngày 11 tháng 4 năm 2020
không có tóm lược sửa đổi
<p><b>Văn hóa</b><br /> Người Bru-Vân Kiều yêu văn nghệ và có vốn văn nghệ cổ truyền quý báu. Nhạc cụ có nhiều loại: trống, thanh la, chiêng núm, kèn (amam, ta-riềm, Khơ-lúi, pi), đàn (achung, pơ-kua...). Đồng bào có nhiều làn điệu dân ca khác nhau: chà chấp là lối vừa hát vừa kể rất phổ biến; "sim" là hình thức hát đối với nam nữ. Ca dao, tục ngữ, truyện cổ các loại của đồng bào rất phong phú.</p>
<p><b>Nhà cửa</b><br /> Người Bru-Vân Kiều ở nhà sàn nhỏ, phù hợp với quy mô gia đình thường gồm cha, mẹ và các con ch­a lập gia đình riêng. Nếu ở gần bờ sông, suối, các nhà trong làng tập trung thành một khu trải dọc theo dòng chảy. Nếu ở chỗ bằng phẳng rộng rãi, các ngôi nhà trong làng xếp thành vòng tròn hay hình bầu dục, ở giữa là nhà công cộng. Ngày nay làng của đồng bào ở nhiều nơi đã có xu h­ướng ở nhà trệt.</p>
<p><b>Trang phục</b><br /> Khố - Áo - Váy. Với đặc điểm áo nữ xẻ ngực màu chàm đen và hàng kim loại bạc tròn đính ở mép cổ và hai bên nẹp áo. Váy trang trí theo các mảng lớn trong bố cục dải ngang.</p> <p><b><i>+ Trang phục nam</i></b><br /> Nam để tóc dài, búi tóc, ở trần, đóng khố. Trước đây thường lấy vỏ cây sui làm khố, áo.</p> <p><b><i>+ Trang phục nữ</i></b><br /> Gái chư­a chồng búi tóc về bên trái, sau khi lấy chồng búi tóc trên đỉnh đầu. Trước đây phụ nữ ở trần, mặc váy. Váy trước đây không dài thường qua gối 20-25 cm. Có nhóm mặc áo chui đầu, không tay, cổ khoét hình tròn hoặc vuông. Có nhóm nữ đội khăn bằng vải quấn thành nhiều vòng trên đầu rồi thả sau gáy, cổ đeo hạt cư­ờm, mặc áo cánh xẻ ngực, dài tay màu chàm cổ và hai nẹp trước áo có đính các 'đồng tiền' bạc nhỏ màu sáng, nổi bật trên nền chàm đen tạo nên một cá tính về phong cách thẩm mỹ riêng trong diện mạo trang phục các dân tộc Việt Nam.</p> [[Thể_loại:Danh_nhân_Việt_NamĐời_sống_Việt_Nam]][[Thể_loại:Dân_tộc]]
Người dùng vô danh