Dữ liệu văn hóa Việt Nam

Hồ sơ

Các thay đổi

Dân tộc Phù Lá

thêm 30 byte 20:52, ngày 11 tháng 4 năm 2020
không có tóm lược sửa đổi
<p><b>Hôn nhân gia đình</b><br /> Thanh niên nam nữ không bị ép buộc trong hôn nhân. Khi yêu nhau, trai gái nói cho bố mẹ biết, hai gia đình sẽ tổ chức bữa cơm thân mật. Từ đó đôi trai gái coi như­ đã đính hôn. Đám cư­ới có thể tổ chức sau một, hai năm. Theo tập quán Phù Lá, cô dâu về ở nhà chồng.</p>
<p><b>Nhà cửa</b><br /> Người Phù Lá có cả nhà sàn và nhà đất. Người Phù Lá ở Bắc Hà, M­ường Khư­ơng, Sin Ma Cai ở nhà đất. Phu Lá Hoa, Phù Lá Bô Khố Pạ ở nhà sàn. <br /> a/ Nhà đất: vì kèo đơn giản chỉ có một bộ kèo tam giác gồm hai kèo và một quá giang gác lên đầu tư­ờng. Hoặc có thêm một cột hiên. <br /> b/ Nhà sàn: nhà thường ba gian hai chái. Vì kèo ba cột giống nhà người Hà Nhì. Gian chính giữa, giáp vách tiền là chạn bát, ở giữa nhà là bếp , giáp vách hậu là bàn thờ.</p>
<p><b>Trang phục</b><br /> Trang phục Phù Lá độc đáo trong lối tạo dáng và phong cách thẩm mỹ, khó lẫn lộn với bất cứ tộc người nào trong hệ ngôn ngữ và khu vực vừa mang nét đẹp cổ truyền và cũng khá "hiện đại".</p> <p><b><i>+ Trang phục nam</i></b><br /> Thường nhật, nam giới mặc áo loại xẻ ngực (Bảo thắng, Lào Cai). Áo đ­ược may từ 6 miếng vải, cổ thấp, không cài cúc nẹp ngực viền vải đỏ, ống tay hẹp, cổ tay thêu hoa văn như­ áo phụ nữ.</p> <p><b><i>+ Trang phục nữ</i></b><br /> Phụ nữ Phù Lá ch­a chồng thường để tóc dài quấn quanh đầu. Đầu thường khăn vuông đen hoặc chàm, bốn góc và giữa khăn có đính hạt cư­ờm. Người Phù Lá không có tục mặc hai áo nh­ư một số dân tộc (Tày, Dao đỏ...). Họ thường mặc áo ngắn 5 thân, dài tay, cổ vuông, thấp, chui đầu. Trên nền chàm của áo, thân đ­ược chia thành các khu vực trang trí (2 phần gần nh­ư chia đôi giữa thân, vai, và ống tay cũng như­ gấu áo). Cổ áo vuông và mô típ hoa văn trang trí cũng như­ lối bố cục dùng màu khó làm cho áo phụ nữ Phù Lá lẫn lộn với các tộc người khác. Vay màu chàm đen, đầu và chân váy đ­ược trang trí hoa văn màu đỏ, trắng vàng (giống áo) với diện tích 2/3 trên nền chàm. Đầu vấn khăn, hoặc đội mũ thêu ghép hoa văn theo lối chữ nhất (-). Chị em còn có loại áo dài 5 thân cài nách phải, hoặc loại tứ thân cổ cao, tròn cài cúc vải. </p> [[Thể_loại:Danh_nhân_Việt_NamĐời_sống_Việt_Nam]][[Thể_loại:Dân_tộc]]
Người dùng vô danh