Các thay đổi

Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Thử tìm hiểu sử Việt cổ

bớt 11 byte 15:08, ngày 30 tháng 3 năm 2020
n
không có tóm lược sửa đổi
Gốc gác của ‘Bố’, tiếng Nôm, cũng phức tạp không kém. Mã Lai ngữ hiện đại: Ibu = Mẹ. /Ibu/ dẫn đến ‘Bu’ cũng mang nghĩa Mẹ trong tiếng Việt còn tồn tại ở một vài khu vực phía Bắc. Cũng có thể /Ibu/ đã sinh ra âm /Bố/. Nhưng cũng đã theo dòng thời gian, chuyển nghĩa từ ‘Mẹ’ sang qua ‘Cha’. Để ý, ‘IBu’ tiếng Mã Lai có vẻ cũng liên hệ với từ /Pu/ của người Thái ở miền thượng du phía Bắc, chỉ ‘đàn ông’. Tương tự, theo tiếng Thái Lan hiện đại, ‘Pu’ vừa có nghĩa ‘đàn ông’, vừa mang nghĩa: ‘Bố‘ hay ‘Cha’.
* Bố Cái’ Cái theo chữ Hán
Đại đa số sách vở tiếng Việt thường viết ‘Bố Cái Đại Vương’ sắp xếp theo thứ tự của cú pháp Hán ngữ. Tức ‘Đại Vương’, từ chính đi theo sau ‘Bố Cái’, bổ túc nghĩa cho Đại Vương. Chỉ trừ một quyển sách bằng chữ Nôm viết theo thứ tự của tiếng người nước Nam: ‘Đại Vương Bố Cái’. Đó là quyển ‘Đại Nam quốc sử diễn ca’ ra đời vào khoảng năm 1873, do Lê Ngô Cát và Phạm Đình Toái nhuận sắc [10].
Như vậy ‘Đại Việt Sử Ký Toàn Thư’ của Ngô Sĩ Liên chính là quyển sử đầu tiên ghi lại câu chuyện về BCĐV cũng như các truyền thuyết về thời dựng nước của các vua Hùng. Quyển ‘Đại Việt Sử Ký Toàn Thư’ thât ra lại dựa vào một quyển ‘dã sử’ thuật lại những chuyện u linh hoang đường: ‘Việt điện u linh tập’, xuất hiện khoảng năm 1329 dưới đời nhà Trần. Tất cả những quyển ‘sử ký’ này đều được viết bằng tiếng Hán, chứ không dùng chữ Nôm lô-can. Chúng ta có thể để ý, với tinh thần trọng vọng Hán học ở đời xưa, tất cả những từ dù có thuần Nôm cách mấy vẫn phải được chuyển ngữ trở lại thành Hán tự ròng. Do đó các sử gia ngày trước bắt buộc phải viết BCĐV đúng y theo Hán tự, bao gồm những ý nghĩa khác.
* * * ‘Bố Cái’, qua những trang trước, đã cho thấy hai từ khá đặc biệt, mang những ý nghĩa có vẻ gần gần giống nhau xuyên qua nhiều ngôn ngữ khác nhau. * ‘Bố Cái’ có trong tiếng Nôm lẫn tiếng Hán. Trong tiếng Hán ‘Bố ‘ mang hai nghĩa chính: vải bố, và ‘truyền bá rộng rãi’. Ở tiếng Nôm, thông thường ‘Bố’ là CHA, là ‘vải bố’.
‘Cái’ ở tiếng Nôm mang ít nhiều tính ‘tương cận’ với rất nhiều ngôn ngữ mang gốc chủng Mã Lai. Đặc biệt nhất, từ ‘Cái’ có thể biến dạng với ‘Gái’ và ‘Mái’, hay ‘nái’. ‘Cái’ và ‘Mái’ lại có thể hội nhập với nhau như trong tiếng Chăm: Camay. ‘Cái’ trong tiếng Nôm mang rất nhiều nghĩa – nhưng nghĩa ‘Mẹ’ chỉ tìm thấy dấu vết qua ngôn ngữ người Mường. Nhưng đặc biệt ở tiếng Mường, ‘Cái’ có một nghĩa chính thật rộng: Một người đàn bà. Trong tiếng Mường, ‘cái con’ có thể mang nghĩa ‘vợ con’, ‘mẹ con’. Và ‘cái cả’ có nghĩa ‘chị cả’, …. Nghĩa thường thấy của ‘Cái’ trong tiếng Nôm được thể hiện qua: thợ cái, làm cái, ngón tay cái, vợ cái (phản nghĩa với: đào nhí), … mang nghĩa ‘chính yếu’, ‘cầm đầu’, giông giống như ‘lãnh tụ / người hùng’ theo thuyết Mã Lai.

Trình đơn chuyển hướng