Các thay đổi

Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Phố Hàng Đồng

thêm 46 byte 17:56, ngày 2 tháng 5 năm 2020
n
không có tóm lược sửa đổi
Không chỉ là người của Kinh thành Thăng Long sử dụng đồ đồng ở phố, dân các nơi khác cũng tìm đến phố Hàng Đồng để sắm sửa và có thời gian sau này, người phố Hàng Đồng còn xuất khẩu sản phẩm của mình sang các nước.
[[File:Congdongviet_net_-200502-125556125625.PNG]]
Thời gian khiến nghề gò đồng mai một dần và người dân trong phố lựa chọn hình thức kinh doanh đồ đồng do các làng nghề lân cận cung cấp là chủ yếu. Nhưng cũng còn nhiều gia đình, vốn gắn bó với nghề gò đồng từ thủa nghề mới bén rễ ở đất Kẻ Chợ, vẫn còn lưu luyến cho dù nghề này “ráo mồ hôi là hết tiền”. Bởi một quan niệm mà người ta cho là “lý thuyết” nhưng rất “thấm” với những người trong nghề rằng, đó là một nghề cha ông để lại nên yêu nó và buộc phải gìn giữ.
Khi đến thăm cửa hàng Vinh-Thắng, số 32 Hàng Đồng, anh Nguyễn Xuân Thắng đang mê mải gò bộ lazang xe ôtô Cadilac do khách đặt, ngay trên hè phố; mặc cho dòng người qua lại, tiếng ồn ã mua bán hàng hóa vọng bên tai. Quả thật, giữa dòng chảy cuộc sống, bắt gặp một người thợ thủ công đang còng lưng, lách cách gò đồng là vô cùng hiếm hoi.
 
[[File:Congdongviet_net_-200502-125651.PNG]]
Anh Thắng cho biết, gốc gác của gia đình anh ở làng gò đồng Đại Bái, gắn bó với nghề gò đồng ở con phố này gần 100 năm nay, từ thời ông nội của anh. 8 - 9 tuổi, anh đã biết cầm cái búa, cái chạm và trở thành nghề kiếm sống của anh hơn 30 năm qua, đến nay không phải vì yêu nghề, có lẽ anh không còn gắn bó với nó.

Trình đơn chuyển hướng