Xe ngựa

Từ Dữ liệu văn hóa Việt Nam
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Xe ngựa là loại xe thô sơ do ngựa kéo. Nó đã có mặt trên thế giới rất lâu về trước. Xe ngựa được sử dụng trong việc vận chuyển người đi lại và hàng hóa. Xe ngựa thường do một đến hai con ngựa kéo, được một người ngồi trước điều khiển.

Tại miền Bắc, khi đó còn được gọi là Tonkin, người Pháp cũng sử dụng xe ngựa cho các quan chức thuộc địa nhưng số lượng không đáng kể so với miền Nam, còn có tên là Cochinchine.

Trước những loại xe ngựa sang trọng của Pháp, người Việt đã mày mò sáng tạo ra loại xe một ngựa đơn giản và bình dân hơn để đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa. Loại xe một ngựa này còn có một cái tên khác là xe thổ mộ.

Có rất nhiều cách giải thích về xuất xứ về tên gọi xe thổ mộ tại miền Nam. Có người nói thổ mộ vốn có mái che khum khum giống hình ngôi mộ nên người bình dân gọi là… “thổ mộ”. Giải thích mang tính cách ngôn ngữ học cho rằng “thổ mộ” là chữ đọc trại từ “thảo mã” hay “thụ mã” theo tiếng của người Quảng Đông vốn là số đông người Hoa sinh sống tại miền Nam.

Lại có ý kiến cho rằng “thổ mộ” chính là chữ đọc trại từ Thủ Dầu Một, thuộc tỉnh Bình Dương, nơi được coi là “cái nôi” của của xe thổ mộ. Để dẫn chứng giả thuyết này, người ta dẫn chứng một bài vè cổ về 47 chợ tại miền Nam:

… Khô như bánh tráng là chợ Phan Rang,
Xe thổ mộ dọc ngang là chợ Thủ Dầu Một
Chẳng lo ngập lụt là chợ Bưng Cầu…

Vào những thập niên 40 và 50 là giai đọan phát triển của xe thổ mộ. Tại chợ Thủ Dầu Một có đến 3 bến xe thổ mộ hoạt động nhộn nhịp, có khi lên đến trên 50 chiếc. Không chỉ vậy, Thủ Dầu Một còn có nhiều trại mộc đóng xe thổ mộ có tiếng với thùng xe đẹp, trang nhã, bánh xe bền chắc. Xe sản xuất tại Thủ Dầu Một còn được gọi là xe “Thùng Thủ” để phân biệt với các nơi sản xuất khác và cũng để khẳng định “đẳng cấp” của mình.