n (Thay thế văn bản – “Di_tích_miền_Nam” thành “Miền_Nam”)
n (Thay thế văn bản – “Di_tích_Việt_Nam” thành “Di_tích_-_Địa_danh”)
 
Dòng 24: Dòng 24:
 
Hiện nay, ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng có khoảng 250 loài thực vật có mạch thuộc 84 họ; trong đó có 8 loài quý hiếm như: mốp, năng chồi, lá u minh, bèo tản nhọn, nắp bình, luân lan, mật cật, bí kỳ nam..., gần 500 loài động vật, bao gồm: 200 loài chim thuộc 39 họ, 12 bộ, chiếm 16,6% so với hơn 800 loài ghi nhận tại Việt Nam, trong số đó có 12 loài có giá trị bảo tồn, một số loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như: chim già đảy Java, già sói, bồ nông, giang sen, chim sếu đầu đỏ, 8 loài chim bị đe dọa toàn cầu như: điềng điễng, quắm đầu đen, bồ nông chân xám, giòng giọc vàng, diều cá đầu xám, gà đẫy, đại bàng đen, diệc lửa, cốc đen...; trên 200 loài côn trùng và gần 50 loài thú, trong đó có 5 loài thú nằm trong sách đỏ Việt Nam như: dơi ngựa Thái Lan, rái cá lông mũi, mèo cá, cầy giông đốm lớn, cầu giông sọc, tê tê, sóc lửa,... Do có hệ sinh thái môi trường thuận lợi từ nguồn nước và thức ăn dồi dào quanh năm nên ngoài số lượng chim tại chỗ, nơi đây còn là điểm dừng chân lý tưởng cho rất nhiều đàn chim di cư trong những tháng ngày mùa đông giá rét.
 
Hiện nay, ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng có khoảng 250 loài thực vật có mạch thuộc 84 họ; trong đó có 8 loài quý hiếm như: mốp, năng chồi, lá u minh, bèo tản nhọn, nắp bình, luân lan, mật cật, bí kỳ nam..., gần 500 loài động vật, bao gồm: 200 loài chim thuộc 39 họ, 12 bộ, chiếm 16,6% so với hơn 800 loài ghi nhận tại Việt Nam, trong số đó có 12 loài có giá trị bảo tồn, một số loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như: chim già đảy Java, già sói, bồ nông, giang sen, chim sếu đầu đỏ, 8 loài chim bị đe dọa toàn cầu như: điềng điễng, quắm đầu đen, bồ nông chân xám, giòng giọc vàng, diều cá đầu xám, gà đẫy, đại bàng đen, diệc lửa, cốc đen...; trên 200 loài côn trùng và gần 50 loài thú, trong đó có 5 loài thú nằm trong sách đỏ Việt Nam như: dơi ngựa Thái Lan, rái cá lông mũi, mèo cá, cầy giông đốm lớn, cầu giông sọc, tê tê, sóc lửa,... Do có hệ sinh thái môi trường thuận lợi từ nguồn nước và thức ăn dồi dào quanh năm nên ngoài số lượng chim tại chỗ, nơi đây còn là điểm dừng chân lý tưởng cho rất nhiều đàn chim di cư trong những tháng ngày mùa đông giá rét.
  
[[Thể_loại:Di_tích_Việt_Nam]]
+
[[Thể_loại:Di_tích_-_Địa_danh]]
 
[[Thể_loại:Miền_Nam]]
 
[[Thể_loại:Miền_Nam]]

Bản hiện tại lúc 21:39, ngày 2 tháng 4 năm 2020

Vị trí: Vườn Quốc gia U Minh Thượng thuộc địa phận huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá khoảng 50km về phía nam.
Đặc điểm: Đây là Vườn Quốc gia với giá trị độc nhất về kiểu rừng úng phèn của Việt Nam và thế giới.

Sông Trẹm chia rừng U Minh thành hai vùng thượng và hạ. Rừng U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang, rừng U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau. Do nhiều nguyên nhân tác động, rừng tập trung ở U Minh Thượng nhiều hơn và loại rừng nguyên sinh chiếm phần lớn ở đây.

Từ thành phố Rạch Giá, du khách có thể đến U Minh Thượng bằng đường bộ hoặc đường thủy. Nếu đi bằng đường thủy, du khách qua phà Tắc Cậu - Xẻo Rô, sau đó đi thuyền trên sông Cái Lớn là sẽ tới Vườn Quốc gia U Minh Thượng. Nếu đi bằng đường bộ, xuôi theo quốc lộ 61 khoảng 37km, du khách sẽ tới sông Cái Lớn, từ đây du khách chỉ mất khoảng 15 phút đi thuyền trên sông Cái Lớn là sẽ đến Vườn Quốc gia U Minh Thượng.

Congdongviet net -200331-170159.PNG

Ngay từ cổng vào, Vườn Quốc gia U Minh Thượng đã toát lên vẻ đẹp quyến rũ riêng của một khu rừng nằm trong vùng đất ngập nước ngọt, đó là ưu hợp rừng tràm hỗn giao nằm trên đất than bùn (lớp than bùn ở đây dày từ 1 – 3m) của hệ sinh thái úng phèn. Ở đây, cây tràm là cây đặc trưng nhất với độ cao khoảng 20m, tán thưa, lá nhỏ và tỏa hương rất thơm.

Đi tiếp một đoạn đường khoảng vài chục mét nữa là du khách đến với khu du lịch hồ Hoa Mai. Tại đây, du khách có thể vừa thư giãn, nghỉ ngơi trên những chiếc võng vừa ngắm nhìn cảnh đẹp với hoa lá, chim muông hoặc du khách có thể tham gia dịch vụ câu cá giải trí của khu du lịch. Trong không gian mát mẻ, thoáng đãng, trong âm thanh líu lo của bầy chim, du khách sẽ tự tặng cho mình một bữa ăn ngon miệng với đĩa cá đồng nướng thơm lừng ăn kèm với một số loại rau đặc sản như: đọt rau choại, nụ áo, rau diệu đỏ và nước mắm me cay,…

Từ hồ Hoa Mai, du khách cũng có thể tham quan một số điểm khác của Vườn Quốc gia như: trảng dơi, trảng chim… Trảng dơi có diện tích khoảng 15ha. Nơi đây là điểm tụ tập của hàng nghìn con dơi, quạ. Một khảo sát gần đây cho thấy, bầy dơi này thường đi ăn ở Cần Thơ và về trú ngụ tại đây. Nếu đứng cách trảng dơi từ 3 – 4m, du khách sẽ nhìn thấy dơi bám trên cây như những chùm quả trĩu cây. Dơi sống ở đây có nhiều loại, trong đó, quý nhất là loại dơi ngựa Thái Lan.

Thú vị hơn cả, có lẽ là quãng đường du khách đi từ trảng dơi đến trảng chim. Để tới đây, du khách phải đi trên “vỏ lãi” (thuyền), ở dưới toàn bèo tản nhọn, nhiều chỗ bèo dày đặc đến nỗi không thấy nước đâu.

Trảng chim ở Vườn Quốc gia là một vùng rất rộng với hàng chục vạn con chim đủ loại quy tụ tại đây thành bầy, đàn như: chim nước, chim có giọng hót hay chuyên ăn trái chín, sâu bọ,… tạo ra một sân chim với màu sắc phong phú. Theo số liệu thống kê, vườn chim U Minh Thượng có số lượng cao nhất trong tất cả những vườn chim thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Rừng U Minh Thượng không chỉ là một khu rừng nguyên sinh ngập nước quý hiếm của thế giới mà đối với người miền Tây Nam Bộ đó còn là rừng lịch sử. Trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, U Minh Thượng là khu căn cứ Trung Ương cục miền Nam. Đây từng là nơi hoạt động và chiến đấu của nhiều đồng chí như: Lê Duẩn, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Tấn Dũng... và đây cũng là nơi có di tích thuộc nền văn hóa Óc Eo như: Cạnh Đền, Đền Vua, Kèo Một, Nền Vua…

Thông tin thêm về Vườn Quốc gia U Minh Thượng:

Hiện nay, ở Vườn Quốc gia U Minh Thượng có khoảng 250 loài thực vật có mạch thuộc 84 họ; trong đó có 8 loài quý hiếm như: mốp, năng chồi, lá u minh, bèo tản nhọn, nắp bình, luân lan, mật cật, bí kỳ nam..., gần 500 loài động vật, bao gồm: 200 loài chim thuộc 39 họ, 12 bộ, chiếm 16,6% so với hơn 800 loài ghi nhận tại Việt Nam, trong số đó có 12 loài có giá trị bảo tồn, một số loài có tên trong sách đỏ Việt Nam như: chim già đảy Java, già sói, bồ nông, giang sen, chim sếu đầu đỏ, 8 loài chim bị đe dọa toàn cầu như: điềng điễng, quắm đầu đen, bồ nông chân xám, giòng giọc vàng, diều cá đầu xám, gà đẫy, đại bàng đen, diệc lửa, cốc đen...; trên 200 loài côn trùng và gần 50 loài thú, trong đó có 5 loài thú nằm trong sách đỏ Việt Nam như: dơi ngựa Thái Lan, rái cá lông mũi, mèo cá, cầy giông đốm lớn, cầu giông sọc, tê tê, sóc lửa,... Do có hệ sinh thái môi trường thuận lợi từ nguồn nước và thức ăn dồi dào quanh năm nên ngoài số lượng chim tại chỗ, nơi đây còn là điểm dừng chân lý tưởng cho rất nhiều đàn chim di cư trong những tháng ngày mùa đông giá rét.