Vợ Vua Đinh Tiên Hoàng, húy là Dương Vân Nga, không rõ năm sinh năm mất.

Vốn là con ông Dương Thị Hiển quê ở vùng Như Quan, Ninh Bình (có tài liệu nói bà tên là Dương Thị Ngọc Vân, con gái Dương Tam Kha. Cũng có sách chép là Dương Thị Lập. ) rồi trở thành vợ Ðinh Bộ Lĩnh, nên sau khi chồng bị ám hại, để lại đứa con 6 tuổi kế nghiệp Hoàng Ðế, Dưong Vân Nga đã phải cáng đáng những khó khăn vượt quá sức mình. Sự nghiệp thống nhất đất nước vừa được hoàn thành, bị đe doạ to nhiều phía. Bên ngoài phong kiến phương Bắc sửa soạn đại binh xâm lược. Bên trong, các triều thần phân biệt tranh chấp gay gắt có nguy cơ nổ ra nội chiến lớn. Là người có tầm nhìn xa thấy rộng, Dương Vân Nga nhận rõ chỉ có Thập Ðạo tướng quân Lê Hoàn là người có khả năng giải quyết tình hình nghiêm trọng ấy.

Khi đề cao võ công văn trí của Ðinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, những anh hùng của công cuộc thống nhất đất nước không thể không kể đến sự cống hiến của Dương Vân Nga đối với đất nước. Có thể xem Dương Vân Nga là cái đầu nối giữa Ðinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn, người làm cho công cuộc thống nhất đất nước do Ðinh Bộ Lĩnh khởi xướng được Lê Hoàn hoàn tất. Sự nghiệp chính trị của người phụ nữ ấy đã không được sử liệu chú ý đến mà lại cứ tập trung vào thân phận làm vợ của bà.

Bà vốn là mẹ sứ quân Ngô Nhật Khánh. Đinh Tiên Hoàng dẹp xong Nhật Khánh, lấy bà làm vợ, sau đó đưa người con gái riêng của bà (tức em Ngô Nhật Khánh) làm vợ Đinh Liễn.

Khi nghe tin Đinh Tiên Hoàng đã mất, tự quân còn nhỏ, nhà Tống muốn thừa cơ sang cướp nước ta. Lúc quân Tống sắp kéo sang, các tướng đồng lòng với Phạm Cự Lượng truất phế Đinh Tuệ, suy tôn Lê Hoàn lên ngôi vua. Chính bà đã tự tay lấy Hoàng bào khoác vào vai Lê Hoàn và giúp ông làm nên việc lớn.

Nếu Dương Vân Nga không biết đặt lợi nước lên trên quyền lợi của dòng họ, bà có thể dựa vào một quyền thần để chống lại quyền thần khác, ngoan cố bảo vệ ngai vàng cho đứa con nhỏ của mình, sẽ gây ra nạn bè đảng, tranh chấp, đẩy đất nước vào hoàn cảnh rối loạn. Vậy mà chỉ vì Dương Vân Nga đã lấy chiếc long bào choàng lên vai Lê Hoàn, về sau lại trở thành vợ Lê Hoàn mà sử sách phong kiến đã xoá sạch công lao của bà. Ngược lại cách nhìn nhận trên, nhân dân ta có thái độ rộng lượng và đúng đắn. Vùng Hoa Lư còn lưu truyền thuyết đẹp về Dương Vân Nga nhằm ghi nhận công lao của bà.

Ngày sinh: 10-08-941, ngày sinh Lê Đại Hành. 19-04-1005 Lê Đại Hành, tên thật là Lê Hoàn, Hoàng đế nhà Tiền Lê, sinh ngày 10-8-941. Quê làng Bảo Thái, huyện Thanh Liêm nay là làng Ninh Thái, tỉnh Nam Hà (có tài liệu cho rằng ông sinh tại thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa).

Ông theo Đinh Bộ Lĩnh, làm đến chức Thập đạo tướng quân. Vào năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng và thái tử Đinh Liễn bị ám sát, con nhỏ là Đinh Toàn lên nối ngôi mới được 6 tuổi. Lê Hoàn làm nhiếp chính, lấn át quyền hành. Trung thần nhà Đinh là Nguyễn Bặc, Phạm Hạp, Đinh Điền nổi lên chống lại đều bị ông giết chết.

Năm 980, nhà Tống sai quân sang đánh nước ta. Lê Hoàn cùng Thái hậu Dương Vân Nga và triều thần bàn việc chống giữ, phong Phạm Cự Lạng làm đại tướng quân.

Phạm Cự Lạng cùng các tướng quân suy tôn Lê Hoàn làm thiên tử. Thái hậu khoác áo long cổn cho Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế. Lê Hoàn lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiên Phúc, giáng vua là Đinh Toàn làm Vệ Vương.

Trong năm 981 ông lãnh đạo quân sĩ phá tan quân Tống tại Bạch Đằng và vùng biên giới phía Bắc. Năm sau, 982, ông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, chiếm giữ kinh đô, tàn sát, mang nhiều vàng bạc về nước. Mất ngày 19-04-1005.

Người đời sau, nhất là các sử gia soạn “Đại Việt Sử kí toàn thư” rất chỉ trích ông về việc lấy Thái hậu Dương Vân Nga làm vợ, tôn phong làm Hoàng hậu. Sách còn viết trước đó ông đã thông dâm với bà ta. Việc này không được chính sử hiện nay nhắc đến.

Nhiều nhà sử học khác ca ngợi Dương Vân Nga đã biết hy sinh quyền lợi của cá nhân và dòng họ cho việc lớn, khi đất nước đứng trước họa xâm lăng.