Gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện, bốn vị thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp được hoá thân thành Phật. Thời Sĩ Nhiếp (Tây Hán) làm thái thú Giao Châu (187 – 226), nhà sư Ấn Độ A Đà La (Khâu Đà La) tới trị sở của Sĩ Nhiếp ở Luy Lâu, được một người mộ đạo mời về nhà mình ở. Cô con gái (Man Nương) mang thai, sinh con gái, bế đi tìm để trả A Đà La.

Sư niệm chú cho một cây lớn tách đôi ra, đặt đứa bé vào giữa hai mảnh cây khép lại. Bão giật đổ cây, nước lũ cuốn đến thành Luy Lâu. Sĩ Nhiếp cho kéo cây lên bờ, nhưng không được. Man Nương đến đẩy nhẹ, cây tự lăn lên bờ. Sĩ Nhiếp sai lấy gỗ tạc 4 pho tượng tứ pháp. Gặp năm hạn hán, ông cho bày 4 pho tượng ra làm lễ cầu đảo. Lễ xong, mưa to gió lớn, sấm chớp. Các tượng được đưa vào chùa Dâu, chùa Đậu, chùa Phi Tướng, chùa Trí Quả. Đứa bé trong thân cây hoá đá (Thạch Quang Phật) đặt trước tượng Pháp Vân.