Loại cá đặc biệt này được gọi là La Hán theo phiên âm tiếng Hoa (Hua Lorhan – Hoa La Hán) hay Flower Horn Fish, Lump Head Cichlid (cá sừng hoa) do đặc điểm nổi bật của cá là máu sắc sặc sỡ, đa dạng, nhiều kiểu màu xen lẫn rất ấn tượng. Nhưng hơn hết là trên đỉnh đầu cá có một khối u rất lớn nổi lên (đầu gù) trông rất riêng, mang thêm chất “quái” cho loài cá có cá tính này, cùng với hàng vảy cá ngang thân mang hoa văn độc đáo như một dòng chữ Hán.

ĐIỀU KIỆN NUÔI CÁ LA HÁN :

Cá La Hán là một loài cá dễ nuôi và khỏe mạnh, ít bệnh tật. cũng như các loài cá xuất phát từ nam Mỹ, cá La Hán khá “cá tính”, mạnh mẽ và có phần hung hăng nên khó có thể nuôi chung với các loài cá “ hiền từ ” khác. Nếu nuôi từ cá bột, nuôi nguyên một đàn có chung trong một hồ lớn thì chúng ít đánh nhau, nhưng khi cá đã lớn mà nuôi chung một hồ 4 - 5 con thì rất dễ xung đột.

  • Bể, hồ nuôi: Tất cả mọi loại bể, hồ nuôi (bằng xi-măng, kíếng, lu, bồn nhựa) đều sử dụng được nhưng hồ kiếng là tốt nhất để dễ theo dõi sự tăng trưởng, phát triển cũng như theo dõi bệnh tật và dễ vệ sinh hồ nuôi.


Hồ nuôi cá nên để trống, không kèm theo cây thủy sinh, hòn non bộ hay các vật trang trí khác vì cá La Hán vốn hiếu động, ưa sục sạo nên các vật dụng trên có thể gây trầy xước. Một ít sỏi nhỏ rải dưới đáy hồ sẽ thích hợp hơn.

  • Nước : Riêng nước trong hồ nuôi cần có độ pH từ 7.2 đến 8.0 là thích hợp, lý tưởng nhất ở khoảng 7.6. Như các loài cá nhiệt đới khác, cá La Hán thích hợp vớinhiệtt độ nước tương đối ấm từ 28 – 31o C (tức 78 – 800 F) .


Cần sử dụng hệ thống lọc nước trong hồ để nước luôn được sạch, tránh nhiễm bệnh cho cá. Phân cá La Hán nhiều nên làm bẩn nguồn nước nếu không thường xuyên làm sạch nguồn nước. Thay nước một tuần hai lần.

  • Thức ăn : Cá La Hán rất ăn tạp, ăn được nhiều dạng thức ăn bao gồm 3 loại chính. Thức ăn tự nhiên như trùng chỉ, lăng quăng hoặc tôm, tép tươi lột vỏ bỏ đầu cực tốt cho cá. Thức ăn dạng tự nhiên này chứa nhiều calcium, giúp cá “lên màu”. Về thức ăn dạng viên, hiện thức ăn tổng hợp này có các nhãn hiệu nhập ngoại rất tốt (như Grand Sumo). còn thức ăn tươi sống nhằm kích thích cá và tận mắt thấy được sự năng động, bản tính háu ăn của hoang dã của cá. ta có thể nấu cho cá ăn thạch sùng, gián, mối hoặc cho cá ăn các dạng cá nhỏ như bảy màu, rồng rồng (cá lóc con) nuôi chung trong hồ. Cũng cần chú ý các loại thức ăn nên được vớt ra sau mỗi đợt cho cá ăn để đảm bảo vệ sinh nguồn nước.


  • Phòng bệnh cho cá : Cá La Hán nói chung khỏe mạnh và miễn dịch tốt với nhiều dạng môi trường nhưng cũng htường hay gặp các dạng bệnh sau:


-Nhiễm trùng đường ruột: nguyên nhân do thức ăn kém vệ sinh, cá ăn thức ăn dư thừa. Đây là bệnh rất khó chữa.

- Nấm trắng toàn thân: nhìn da cá như có một lớp cát mịn bao lấy toàn thân.

- Cá bị rớt vẩy, rách vây: do xây xát qua quá trình thay hồ, chuyên chở hoặc đánh nhau (như cá xiêm, cá phướn). Cá bị nấm và bọ xây xát như trên thì có thể dùng phương pháp cổ truyền trước đây. Đó là dùng muối để giúp cá sát trùng vết thương và mau lành các vết rách. Muối có thể đựơc rắc trực tiếp vào hồ hoặc đưa cá ra ngoài, nhúng riêng vào dung dịch nước muối (nồng độ muối cao hơn) rồii thả lại vào hồ.

- Cá bị nhạt, phai màu: khi thay nước, nồng độ pH thay đổi cũng khiến cá phản ứng và làm màuu sắc thay đổi. Khi nuôi cá chung với nhau thì cá lớn lấn áp cá nhỏ nên cá nhỏ sợ sệt nên cũng thay đổi màu sắc (theo hướng xấu đi). Tốt nhất nên nuôi cá La Hán riêng mỗi con một hồ. Với những chú cá bị bay màu, mất màu, dùng gương phản chiếu cho cá “ phùng mang, trợn mắt, dựng vây ” (như các loại cá xiêm, cá phướn), cá sẽ phấn khích và sẽ lấy lại màu sắc đẹp như cũ.

SINH SẢN :

Cá La Hán không quá khó sinh sản, thậm chí có thể nói là cá dễ đẻ. trước khi muốn cá sinh sản, cần chú ý những việc như sau:

  • Chọn lựa giống cá: Nhất thiết phải chọn cá bố mẹ có các đặc tính nổi trội và màu sắc, kích thước lớn, đầu gù lớn đảm bảo cá con sau này thừa hưởng các đặc tính tốt của cá bố mẹ. chọn cá trống lớn hơn cá mái vì cá mái thời kỳ sinh sản khá hung dữ.


  • Xác định giới tính cá: sau 7 - 8 tháng tuổi, cá La Hán có khả năng sinh sản được. Ở độ tuổi này mới có thể xác định cá đực, cá mái dễ hơn lúc cá còn nhỏ.


+ Cá trống: giác sinh dục sát hậu môn có hình chữ V, ngực (ức) nở, bụng hơi lép.

+ Cá mái: giác sinh dục sát hậu môn hình chữ U, ngực (ức) hơi dẹp, bụng đầy hơn, vây lưng có miếng vá đen.

  • Cho cá bắt cặp: Nuôi trong đàn cá khó bắt cặp với nhau tạo thành một đôi rõ ràng để cho người nuôi có thể tách ra khỏi đàn mang đi ép. Khi xác định được cá trống mái, người nuôi phải tạo điều kiện cho cá bắt cặp, chịu nhau. thả cá trống mái chung một hồ (hồ dự định sẽ để cá đẻ) và ngăn chúng lại bằng mộttấm kiếng trog cho chúng thấy nhau. Khi cả hai có chiều hướng luôn bơi đến gần tấm kiếng để “nhìn” nhau và ngoe nguẩy thân mình, tức là chúng đã “chịu” nhau thì lấy tấm kiếng ra để cho cá phối giống, sinh sản.


Cá mái có thể đẻ trứng trực tiếp lên thành bờ hồ hoặc đẻ trên cái chén, hòn đá (do người nuôi đặt vào). Nơi đẻ trứng sẽ được cá tự làm sạch. Sau khi cá mái đẻ trứng, cá trống sẽ phóng dịch lên trứng để thụ tinh. Sau khi cá mái đẻ và cá trống thụ tinh, trứng cá nào có màu trắng đục là trứng bị hư hoặc không được thụ tinh, thường cá bố, mẹ sẽ ăn số trứng này. Sau khi đẻ, cần tách cá bố, mẹ ra phòng chúng đánh nhau.

Có thể lấy trứng đem vào một hồ khác để cá nở và lớn lên, tránh cá bố mẹ ăn hết trứng. Khi cá đang đẻ, tránh tác động đến cá như thay đổi ánh sáng hoặc gây ra tiếng động khiến cá sợ, sẽ ăn hết trứng. Trứng sẽ nở sau 2 ngày. Cá con thời gian mới nở có thể “tự dưỡng” được, sau đó dần cho cá ăn lăng quăng, cám (bo bo) hoặc lòng đỏ trứng gà luộc, cà nhuyễn pha nước loãng. Cá sau một tuần tuổi có thể cho ăn lăng quăng nhỏ và một ít trùng chỉ. Nên cho cá ăn thường xuyên vì đây là giai đoạn cá phát triển, lớn lên mạnh mẽ nhất.