Nhà sàn

Từ Dữ liệu văn hóa Việt Nam
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Hiện còn tồn tại ở miền núi và Tây Nguyên. Trên đất Bắc thường nhỏ vì của tiểu gia đình, ở Tây Nguyên thường dài hợp với gia đình lớn. Cơ bản khung được làm bằng gỗ (cột, dầm, vì kèo), dứng (tường) và sàn lát bương đập dập, mái lợp lá gianh. Nhà sàn đứng trên cột để tránh ẩm thấp và thú dữ… Trong nhà có phân chỗ ngủ cho bố mẹ, con trai, con gái, khách. Nhà sàn của gia đình lớn còn phân gian cho từng tiểu gia đình (của con gái). Mỗi nhà thường có hai bếp, của chủ và khách. Trong nhà có một cột thiêng chỉ ông chủ được ngồi cạnh đó.

Congdongviet net -200401-103040.PNG

Tích truyện dân gian dẫn về nguồn gốc của nhà sàn từ hình tượng con rùa, mái là mai, tượng trưng cho trời mang yếu tố dương, sàn là bụng phẳng tượng trưng cho đất âm, cột là chân…; do âm dương hoà hợp mà ngôi nhà ấm cúng và hạnh phúc. Công cụ làm nhà sàn thường chỉ bằng chiếc rìu, liên kết bằng con sò hoặc lạt buộc. Lên nhà sàn ở Tây Nguyên có hai cầu thang cho gia đình và khách, cầu thang thường chạm đôi vú thạch sùng (thần giữ lửa), mặt trời, mặt trăng, đôi ngà voi… để cầu phúc. Trong nhà không trang trí, vì hình thú vật sẽ có linh hồn (tức ma) không thể sống chung với người, trang trí chỉ có ở nhà mồ. Nhà sàn Tây Nguyên là một đặc điểm của các dân tộc Đông Nam Á. Ở Việt Nam hiện nay chỉ còn phổ biến ở miền núi (dân tộc ít người).