Ba voi không được đọi (bát) nước xáo Mười voi không được bát nước xáo Trăm voi không được bát nước xáo

Chỉ cần một chú gà choai choai cũng có thể cho người ta bát nước xáo ngon lành. ấy vậy mà trong dân gian lại nói ba voi không được đọi nước xáo thậm chí mười voi không được bát nước xáo! Phải chăng đây là lôi nói như thánh phán, nói như trạng, nói như ông Bành Tổ mà chẳng được việc gì, hoặc chỉ hứa hão rồi nuốt trôi lời hứa trong chốc lát. Một loại hứa suông, nói đãi bôi! Ở thành ngữ này, các từ chỉ số lượng ba hay mười được dùng để chỉ số nhiều. Còn, voi là vật to nhất trong muông thú, là biểu trưng cho số lượng khổng lồ. Đã là voi lại không phải chỉ có một voi mà là ba voi, mười voi thế mà đến một bát nước xáo cũng chẳng nên? Rõ là phóng đại! Phóng đại để chỉ những người hay nòi suông. hứa hão, hứa nhiều nhưng không làm một điều nào. Quả nhiên, có chuyện như thể thật. Và, việc lí giải thành ngữ ba voi không được đọi nước xáo tưởng như thế là ổn. Song, câu chuyộn không đơn giản như vậy ở dây lôi ngoa dụ trong thành ngữ ba voi không được đọi nước xáo là hệ quả của sự liên tưởng ngôn ngữ học từ một điều có thực trong đời sống. Số là, nước xáo thịt voi vốn chẳng mỡ màng riêu cua gì, trong như nước lã, nhạt như nước ốc vậy! Do đó, dẫu có ba voi, mười voi, thậm chí nhiều hơn nữa mà đun nấu lên cũng chẳng thành nước xáo được, cho dù chỉ một bát thôi.

Với thành- ngữ này nhân dân ta phê phán những hạng người ba hoa mà chẳng nên công cán gì, hứa nhiều mà chẳng bao giờ thực hiện lời hứa của mình. Ý này có được là nhờ vào các quan hệ liên tưởng đối lập nhiều với ít (3, 10 so với 1), nhạt nhẽo, vô vị với ngon ngọt đậm đà (nước voi với nước xáo). Đó là cốt lõi giúp chúng ta hiểu được thần của câu thành ngữ ba voi không được đọi nước xáo hay mười voi không được bát nước xáo là ba hoa nói suông, hứa hão, chẳng làm nên việc gì như trong câu.

"Mười voi không được bát nước xáo kẻ nói thánh, người nói tướng, chớ nghe miệng thế thêm rầy" (Phú Việt Nam cổ và tân) .