Múa hát ải lao

Từ Dữ liệu văn hóa Việt Nam
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Phường ải Lao ở làng Hội Xá (Gia Lâm) chuyên để trình diễn trong hội Gióng Phù Đổng ở bên kia sông Đuống. Điệu múa hát này còn gọi “Tùng choặc” ôn chuyện truyền thuyết về trẻ chăn trâu, chăn bò làng này đã đi theo Thánh Gióng dẹp giặc Ân.

Đoàn múa hát gồm 20 người, trong đó có một người đội lốt đầu hổ, quần liền áo màu vàng có vằn đen, 1 trống khẩu, 1 đánh mèn, 1 cầm cung tên, 1 cầm cần câu, 2 cầm cờ lau, còn lại vừa hát, vừa gõ hai thanh tre cật vào nhau, một người cầm chịch tay nâng lên hạ xuống chiếc gậy dài buộc chùm nhạc sóc rung lên giữ nhịp, một người lĩnh xướng cầm trống khẩu điểm vào câu hát. Phường có 2 điệu múa: cúng thần và vây bắt hổ. Đi cùng với phường ải Lao là 12 em mặc áo dài đỏ cầm roi mây đi dẹp đám.

Tuy chỉ phục vụ nghi lễ, với 12 bài hát truyền thông kể sự tích và ca ngợi công lao ông Gióng như:

Thứ sáu đời vua Hùng Vương
Ân sai 28 tướng, tướng cường nữ nhung
Xâm thương, cậy thế khoe hùng
Quân sang đóng chật một vùng Vũ Ninh...
bên cạnh đó còn có những lời ca trữ tình đậm đà chất giao duyên như “bài hát đi đường” có câu:

"ở gần hay là ở xa
Cách phủ cách huyện hay là cách sông
Xa xôi cách mấy quãng đồng
Để anh bỏ việc bỏ công đi tìm...
Bởi vậy, múa hát ải Lao tạo thêm nét độc đáo của một trò diễn góp vào thành công của hội Gióng.