Chùa Minh Khánh còn có tên là chùa Hương Đại hay chùa Hương ở thôn Bình Hà , huyện Thanh Hà. Bình Hà nguyên là trang Bình Kha thời Lý, đến TK XIII, Trần Nhân Tông đổi thành Hương Đại, nay thuộc thị trấn Thanh Bình, huyện Thanh Hà.

Hội chùa Minh Khánh bắt nguồn từ kỷ niệm ngày mất của Trần Nhân Tông(1/11âl). Hội bắt đầu vào ngày 30/10, kết thúc vào chiều 1.11, nhưng công tác chuẩn bị thực hiện trước đó hàng tuần không chỉ của Bình Hà mà của 5 xã kế cận. Thông lệ, chiều 29.10 làm lễ mộc dục, rước sắc từ đình Ngự Dội về chùa để mở hội. Hội có tục thi mâm ngũ quả và 5 loại bánh: Bánh dầy, bánh mật, bánh ít, bánh tày, bánh gấc. Sáng 30/10, các giáp rước cỗ và bánh về chùa cúng Vua và đức Phật, tổ chức trò diễn dân gian. Chiều 1.11, tế lễ xong, chấm giải cỗ , bánh, rước sắc về đình Ngự Dội, kết thúc hội.

Trước Cách mạng, xã chia làm 12 giáp, đại diện cho 12 dòng họ. Mỗi giáp có 21 mẫu, 9 sào, 10 thước ruộng họ. Hoa lợi của ruộng họ được dùng vào việc họ và lễ hội. Trong những ngày hội, ông đám chịu trách nhiệm về các loại bánh và mâm ngũ quả.

Mâm ngũ quả có tới trên 10 đề tài khác nhau như: Cửu long tranh châu, Cửu long bảo tháp, Long phượng kình quyền, Lưỡng long hồi đáp; Thượng tam long, hạ tứ linh; tử tòng mẫu[1][1][1]được tạo bằng các loại hoa quả của địa phương. Qua bàn tay nghệ nhân, mâm ngũ quả trở thành những hình tượng sinh động. Đây là phong tục độc đáo của một vùng hoa trái trù phú gắn liền với tục thờ vua còn duy trì đến nay.

Hội chùa Hương và tục thi mâm ngũ quả cùng năm loại bánh đang được bảo tồn, duy trì và phát huy. Hiện nay, nghệ nhân am hiểu nghệ thuật cổ truyền phần lớn đã qua đời. Lớp trẻ không được hướng dẫn đến nơi đến chốn nên hình tượng tứ linh thường không sinh động, ngô nghê và thiếu tính nghệ thuật.

Hội chùa đồng thời cũng là hội chợ của một vùng, vì chùa liền với chợ