Ngày nay, lễ hội Kỳ Yên của đình Vĩnh Bình (thị trấn Vĩnh Bình, huyện gò Công Tây) là lễ hội Kỳ Yên lớn nhất của tỉnh Tiền Giang.

Ðình nằm trong nội ô thị trấn Vĩnh Bình, cách thành phố Mỹ Tho khoảng 27km về phía đông.

Vùng đất này, thế kỷ XVII đã có người Việt từ các tỉnh miền ngoài đến sống rải rác trên giồng cát, xen lẫn với người Khơ me bản địa. Ðây là một trong ba nơi của xứ Gò Công có người Việt đến sớm (ngoài giồng Sơn Quy thuộc thị xã Gò Công và vùng Ðồng Sơn ngày nay).

Người Việt đến khai hoang vùng này ngày một đông. Ðáng kể nhất là khoảng nửa sau thế kỷ XVIII, có ông Trần Văn Huê cùng hơn 40 nam nũ đến lập nghiệp. Họ tích cựa khai hoang những vùng đất cao. Ông Huê là người giỏi giang, biết hốt thuốc, sống đức độ, được dân trong vùng quý mến. Năm Mậu Thìn 1808 lập làng Vĩnh Lợi, lúc đó thuộc tổng Hòa Bình, huyện Kiến Hòa, trấn Ðịnh Tường, ông Huê đứng chân trong chính quyền làng, sửa sang ngôi miễu có từ trước thành đình làng Vĩnh Lợi, to lớn, bằng tre lá để thờ Trần Hoàng như bao ngôi đình khác.

Bảy năm sau, vào năm Aát Hợi 1815, ông Huê lập chợ Vĩnh Lợi, dân trong vùng quen gọi là chợ Giồng, chợ cũng bằng tre lá, mỗi năm mỗi tu sửa, mở rộng thêm, là một trong 7 chợ của xứ Gò Công thế kỷ XIX.

Khi ông Huê qua đời (chưa rõ năm), giồng đất này được gọi là Giồng Ông Huê, và chợ Vĩnh Lợi cũng được gọi là Chợ Giồng Ông Huê.

Năm Ðinh Sửu 1877, nhân dịp vua Tự Ðức xa giá về Sơn Quy (vùng thị xã Gò Công nay) để viếng mộ ngoại, làng Vĩnh Lợi tấu trình xin xây dựng một ngôi đình mới. Thế là, ngôi đình mới được xây dựng tại một địa điểm khác, cột gỗ, lớp ngói, nằm phía sau công sở, gần chợ Giồng (nay là khách sạn trong khu vực chợ).

Người Việt lần lượt di cư ngày một nhiều, có một số người tiếp nhận văn hóa Chàm, thờ chúa Ngọc hay gọi là thờ thánh Mẫu, vì cho rằng thánh Mẫu rất thiêng liêng. Năm 1885, họ xây dựng một ngôi miễu thờ Thánh Mẫu Thiên Y A NA khá lớn, nay còn tốt, nằm phía sau trường Mẫu giáo. Cũng năm Aát Dậu 1885, trong làng xây dựng một trường học, được gọi là trường tổng, là một trong 6 trường của xứ Gò Công. Có chợ, trường, đình, miễu, khu vực này nhanh chóng trở nên sầm uất, đình đám, hội hè cũng rôm rã hơn nơi khác.

Hàng năm, từ 14 đến 16 tháng chạp, dân làng hoan hỷ vào lễ hội Kỳ Yên (tức lễ hội Cầu An). Do quan niệm Thánh Mẫu rất thiêng, nên mỗi lần cúng đình phải làm lễ viếng Bà tại miễu, đưa linh vị thần đến miếu Bà, cúng tế Bà rất long trọng, rồi mới đưa linh vị thần trở về đình an vị. Dân làng đưa lễ vật: xôi, thịt, trà, rượu, bánh, trái, thậm chí cả heo quay đến cúng đình. Các trò chơi dân gian kéo dài suốt 3 ngày, như đẩy cây, bịt mắt đập nồi, bắt vịt trên sông, ngâm thơ, múa lân, ra câu hò, câu đối v.v… Tại đình, đội múa lân liên tục trổ tài, hết sức vui nhộn. Các đêm có diễn tuồng. Suốt mấy ngày đêm dân làng hồ hởi kéo nhau ra đình, trai tài, sái sắc đua tranh, trẻ em quên không về, người già lo đi lễ, chu tất lạ thường.

Năm Giáp Thìn 1904, vùng Gò Công tan tác bởi cơn bão lớn, và sau là trận đại dịch. Người chết quá nhiều, không chôn hết. Nỗi kinh hoàng còn ám ảnh đến nhiều năm sau. Dân làng lập “Ðàn tràng” để cầu an. Thầy pháp dựng bài vị Ðức Thánh Trần Hưng Ðạo để xua đuổi âm binh, cô hồn quấy phá. Nay tượng Ðức Thánh Trần vẫn dựng trong sân đình. Do thờ vua nên hàng năm vào lễ Kỳ Yên, đình phải tổ chức múa rồng cho hợp với tước vị của vua. Ðây là nét đặc biệt của đình Vĩnh Bình mà nhiều đình khác không có.

Năm 1947, lực lượng Việt Minh đánh vào nhà Việc của Ban hội tề. Nhà Việc bị cháy, lửa lan sang đình Vĩnh Bình, làm đình bị hư hỏng nặng. Các sắc thần không rõ bị thất lạc hay bị cháy, nay không còn.

Năm 1950, đình được xây mới, do ông Tổng Ngữ đứng ra quyên góp tiền và huy động nhân lực trong làng.

Năm 1979, do nhu cầu mở rộng quy mô chợ và để có chỗ xây dựng khách sạn, toàn bộ khối kiến trúc gồm: nhà việc cũ, đình và rạp hát đều bị giải tỏa. Ðình tạm dời về miễu Bà (miễu thờ Thánh Mẫu Thiên Y A NA).

Năm 1995, bà Sáu Biếu, một người giàu có trong vùng, bỏ tiền của và huy động vốn đứng ra xây dựng một ngôi đình mới, lấy mẫu đền thờ Trương Ðịnh, bổ sung một số chi tiết cho thêm phần cổ kính, trên phần đất do Nhà nước cấp sau khi giải tỏa đình.

Cho đến nay, lễ hội Kỳ Yên của đình Vĩnh Bình vẫn là lễ hội Kỳ Yên lớn nhất tỉnh.

Từ trưa ngày 14 tháng chạp (âm lịch), đội Lân Rồng của đình đón “Bàn các ấp” của thị trấn – một nghi thức có từ lâu của đình để cung thỉnh những vị đang được thờ tại các miễu và thỉnh vong linh các bậc tiền bối có công với địa phương. Trên bàn là các phẩm vật về nông nghiệp của nông dân như bông lúa, trái cây v.v… để tạ ơn thần linh. Sau đó là lễ đưa linh vị thần đến miếu Bà, cúng tế rồi lại đưa linh vị thần trở về đình.

Ngày 15 tháng chạp diễn ra các lễ cúng Tiền hiền, Hậu hiền, vong linh liệt sĩ, Cho đến nửa đêm thì cúng tế thần. Nhiều năm trở lại đây, tế thần là một con bò sống với nhạc tế lễ.

Suốt ngày 16 tháng chạp, dâng làng đến dâng lễ vật (thịt, xôi, bánh, trái…) cùng khách đình các nơi đến cúng tế. Ðội rồng không ngớt mua vui. Khi mặt trời sắp lặn, đội rồng đi quanh chợ, chúc sự phát đạt, thịnh vượng cho mọi người. Nửa đêm, lễ tống gió được tiến hành. Những con tàu bằng giấy kiếng, trang trí cầu kỳ, thắp những cây đèn cầy, thả trôi sông cùng các nghi lễ tống gió độc, xui xẻo ra biển, kết thúc 3 ngày đêm sống trong những linh cảm của nhiều nghi lễ, và náo nhiệt tưng bừng của hội hè.

Ðể tạo thêm không khí vui tươi của những ngày chuẩn bị đón tết Nguyên đán, huyện Gò Công Tây tổ chức hội xuân tại thị trấn này, thường là từ ngày 10 đến ngày 16 tháng chạp (âm lịch). Tại đây các trò chơi dân gian xen lẫn với trò chơi hiện đại, các cuộc thi thể thao, giới thiệu sản phẩm hàng hóa, triển lãm thành tựu, các đêm đều có biểu diễn nghệ thuật: xiếc hoặc mô tô bay, ca nhạc … với một số danh ca, danh hài thu hút rất nhiều người ở vùng khác đến xem.

Cứ mỗi lễ hội Kỳ Yên đi qua, người dân thị trấn Vĩnh Bình lại có niềm vui chờ đón một lễ hội Kỳ Yên khác sẽ tới.