Hai Bà Trưng

(40-43)

Thái thú Tô Ðịnh đã giết chết Thi Sách, con quan Lạc Tướng Chu Diên, là chồng của Trưng Trắc, con quan Lạc tướng Mê Linh. Trưng Trắc đã cùng em là Trưng Nhị nổi dậy đánh đuổi Tô Ðịnh phải bỏ chạy về nước, các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cũng nổi lên theo về với Hai Bà Trưng.

Ðất nước sạch bóng quân thù, cả nước suy tôn Trưng Trắc lên làm vua là Trưng Nữ Vương đóng đô ở Mê Linh.

Trưng Nữ Vương ra lệnh miễn thuế khóa cho dân hai năm. Năm Tân Sửu (41), nhà Hán sai Mã Viện đưa 20 vạn quân sang xâm lược nước ta.

Trưng Nữ Vương và các tướng lĩnh của Hai Bà Trưng đã đưa quân ra chống giặc từ biên giới, trước thế giặc rất hung hãn, quân ta đã chống cự mãnh liệt, các trận chiến ác liệt đã diễn ra ở Lăng Bạc, Ðông Triều, Yên Phong, Hà bắc. Hai Bà đã thu quân rút về giữ ở Cấm Khê (Thạc Thất - Quốc Oai), hàng vạn người Việt đã ngã xuống trong các trận chiến ác liệt để bảo vậy Tổ Quốc thiêng liêng của mình.

Ngày 6 tháng 2 năm Quý Mão (43), sau khi đã phóng những mũi lao và bắn những mũi tên cuối cùng vào kẻ thù, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tuẫn tiết. Cả nước vô vùng thương tiếc, đã lập đền thờ ghi công đức của hai vị nữ anh hùng của dân tộc.

Chiếm được nước ta, nhà Hán sáp nhập nước ta vào Ðông Hán. Mã Viện còn cho dựng cây đồng trụ ở chỗ phân địa giới và cho khắc sáu chữ : "Ðồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (cây đồng trụ đổ, thì người Giao Chỉ mất nòi). Nhân dân ta ai qua đó cũng ném một hòn đá vào, dần dần thành gò cao, đến nay không biết cột trụ ở đâu.