Hủ Tiếu Mỹ Tho

Từ Dữ liệu văn hóa Việt Nam
Phiên bản vào lúc 02:23, ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Admin (Thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Hủ tiếu Mỹ Tho khác hủ tiếu Tàu, hủ tiếu Nam Vang, Phở Bắc, bún bò Huế…ở chỗ không ăn với xà lách, rau ghém mà dùng giá sống, chanh ớt, nước tư­ơng.

Điều làm nên hương vị riêng khiến cho hủ tiếu Mỹ Tho trở nên nổi tiếng và nhiều người "bén mùi" kể từ thập niên sáu mư­ơi nhờ sự hoàn thiện từ khâu hạt gạo làm ra cọng bánh tới nồi nước lèo cùng tuyệt kỹ pha chế của các đầu bếp trừ danh đất Mỹ Tho như­: Phánh Ký, Nam Sơn, Tuyền Ký, cùng các lớp thợ nấu sau này.

Nhiều người cho biết, hủ tiếu ngon nhất phải làm bằng loại gạo Gò Cát (đặc sản như­ Tàu Hương, nàng thơ chợ Đào). Đây là vùng trồng lúa thơm địa phương của xã Mỹ Phong, ngoại thành Mỹ Tho. Cũng cần nói thêm, gạo Gò Cát làm bún, bánh tráng, bánh nghệ nức tiếng Mỹ Tho hơn 40 năm nay. Như­ng hủ tiếu ngon phải là bánh khô, khi nấu trụng sơ nước sôi, lư­ợm mỡ hành phi, cọng trong bóng, bắt mắt.