Hội Sáo đền

Từ Dữ liệu văn hóa Việt Nam
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Về Thái Bình người ta thường chỉ biết đến hội chùa Keo. Ít ai biết được trên đường đi hội chùa Keo còn có một lễ hội khá độc đáo còn tồn tại đến ngày nay đó là hội Sáo đền. Hội Sáo đền diễn ra từ ngày 20 đến 27/3 hàng năm tại xã Song An, huyện Vũ Thư. Những ngày diễn ra lễ hội bà con địa phương cùng du khách thập phương về với lễ hội trong niềm vui hân hoan. Vì về nơi đây người ta còn tìm về một trong những cái nôi của làn điệu chèo ngọt ngào nổi tiếng.

Ngày nay Sáo đền được biết đến với trò chơi thả diều độc đáo. Cũng như mọi lễ hội khác ngoài phần lễ là phần hội. Phần hội với đủ các trò chơi như: chọi gà, cờ người, bắn cung, bắt vịt... và trò thi diều sáo. Đã từ hàng trăm năm nay như lời cụ Khiếu Văn Luyến cho biết; luật chơi không hề thay đổi. Người chủ diều chọn đúng hướng gió kéo dây. Ban tổ chức cắm hai cây sào trên đầu có buộc hai lưỡi mác rất bén cắm hai cây sào đó hai bên dây diều, khoảng cách của hai cây sào là 50cm. Việc đó được làm với tất cả cánh diều nào vào cuộc thi. Khi nghe hồi trống lệnh nổi lên, các chủ diều chỉnh chuẩn diều kéo căng dây và đâm lên. Cánh diều nào không chuẩn đảo qua đảo lại, dây diều sẽ chạm phải hai lưỡi mác trên hai ngọn sào là đứt dây n_. Như vậy cánh diều đó bị loại khỏi cuộc chơi, cứ thế diều nào đậu được đến ngày cuối cùng của hội thì chủ diều đó đoạt giải. Cụ Lương Thanh Được, một người cao tuổi trong làng cho biết: Theo như cụ biết từ lúc cụ còn nhỏ, mỗi năm chỉ duy nhất một người đoạt giải, có năm không có ai đoạt được giải diều, như năm 2003 là ví dụ. Tôi hỏi cụ thi diều phải nhờ ở gió trời, vậy có năm nào vào ngày hội mà không có gió trời hoặc gió không đủ mạnh để đâm diều sáo? Cụ nói : Trường hợp này cũng có, mấy năm gần đây có năm 1998. Hội diễn ra đến ngày 25 mà vẫn không có gió, sáng 26 là chính hội gió chỉ hiu hiu. Mọi người đến với lễ hội đã biểu hiện tâm trạng buồn vì có lẽ năm nay không được thi và xem thi thả diều. Nhưng tôi nhớ đúng 11 giờ 15 phút trưa ngày 26 năm đó bắt đầu có từng cơn gió và sang đầu chiều gió đã đủ để tổ chức hội thi diều. Quả thực điều này khiến cụ và nhiều người khác phải ngạc nhiên, khó giải thích đến tận khi chúng tôi gặp cụ. Như cụ nói đó là gió thần, vậy là nhờ gió thần hội Sáo đền không năm nào bị gián đoạn.

Diều được giải nhất ngoài việc đậu đến hết hội ở giữa hai lưỡi mác thì sáo diều phải thật hay. Sáo hay là bộ sáo gồm 2 sáo trở lên, tiếng sáo trong trẻo âm thanh giữa các sáo trong bộ sáo phải phối hợp cho nhau hài hoà, ngọt ngào, du dương ... Nói về sáo, cụ Được kể, đời bố của cụ có người chơi diều thời đó còn buông bằng dây tre, đã làm cánh diều khung bằng 4 cây tre nối lại. Bộ sáo của chiếc diều có 2 chiếc. Chuyện còn kể lại rằng khi diều bổ xuống cánh đồng, chủ diều chưa kịp mang về, có người ăn xin đã chui được lọt vào chiếc sáo to của diều đó ngủ. Câu chuyện này được người dân nơi đây lấy làm tự hào và luôn kể cho khách thập phương về dự lễ hội.