(Tạo trang mới với nội dung “Trong các trò chơi dân gian, pháo đất có lịch sử khá sớm, tồn tại trên phạm vi rộng ở đồng bằng Bắc bộ ,trọng tâm l…”)
 
(Thay thế văn bản – “Lễ_hội_Việt_Nam/Lễ_hội_miền_Bắc” thành “Lễ hội miền Bắc”)
 
Dòng 14: Dòng 14:
  
 
[[Thể_loại:Lễ_hội_Việt_Nam]]
 
[[Thể_loại:Lễ_hội_Việt_Nam]]
[[Thể_loại:Lễ_hội_Việt_Nam/Lễ_hội_miền_Bắc]]
+
[[Thể_loại:Lễ hội miền Bắc]]

Bản hiện tại lúc 03:36, ngày 27 tháng 3 năm 2020

Trong các trò chơi dân gian, pháo đất có lịch sử khá sớm, tồn tại trên phạm vi rộng ở đồng bằng Bắc bộ ,trọng tâm là hai huyện Tứ Kỳ và Ninh Giang. Tại xã Minh Đức, trò chơi pháo đất được toàn dân hưởng ứng và trở thành lễ hội mùa xuân hàng năm, thường tổ chức vào tháng 3, không có ngày cố định.

Minh Đức là một vùng đất cổ, có con người cư trú từ đầu công nguyên. Vào TK XVII, có ông Nguyễn Thế Mỹ là một tướng quân có nhiều công trạng với triều Lê. Ông đã hưng công tôn tạo chùa Đông Dương có quy mô 54 gian khá hoành tráng. Công trình tuy bị hư hại trong kháng chiến chống Pháp, nhưng còn nhiều cổ vật có giá trị nên đã được xếp hạng quốc gia.

Hội pháo đất của Minh Đức theo truyền thuyết có từ thời Hai Bà Trưng. Hội diễn ra từ tháng giêng đến tháng tư âm lịch, kết hợp với hội chùa và đình đám của các làng. Sau khi tế lễ Thành hoàng xong là bắt đầu hội thi pháo. Trước hết các xóm thi với nhau, chọn đội mạnh thi đấu ở cấp xã. Xã chọn đội mạnh thi đấu với các xã của huyện. Để có thể thắng cuộc, pháo thủ phải là người khoẻ , nắm chắc kỹ thuật từ khâu chọn đất, luyện đất, nặn pháo và đánh pháo.

Pháo nặn hình bầu dục, bằng đất luyện kỹ, dầy khoảng 4cm, dài từ 80-100cm, rộng từ 40-60cm. Tiếp theo là lên khung pháo, vê mép hay còn gọi là mông con. Nặn xong, lấy que tre rạch một đường xung quanh mông con và một gạch ngang tạo thành mõm pháo, rồi lấy tay miết lại. Khi đánh cần chọn 2-3 người phục vụ cho một người đánh, vì pháo khá nặng, mỗi quả tới 30-40kg. Người gieo pháo gọi là pháo thủ. Pháo thủ đứng thế hai chân mở rộng bằng vai, nâng pháo lên ngang vai, kẹp tay vào nách cho vững, lấy đà đập pháo về phía trước vào bàn gieo pháo. Bàn gieo pháo là một khoảng sân nhỏ đập phẳng, hơi nghiêng về phía pháo thủ. Nay bàn gieo pháo làm bằng bê tông, đến hội mang ra dùng, hết hội cất đi để năm sau dùng tiếp. Ngày xưa pháo thủ đóng khố cởi trần, nay mặc quần dài, áo cộc tay. Khi đánh pháo, đồng đội reo hò cổ vũ rất sôi nổi để tăng sức mạnh và niềm tin cho pháo thủ.

Cách tính điểm: Pháo nổ nhưng không văng mông con hoặc có văng nhưng không đạt kích thước quy định (40cm), mông con văng ra nhưng đứt đoạn gọi là pháo bị bổ. Pháo đánh xuống không có tiếng kêu gọi là pháo xịt. Tất cả những trường hợp trên đều không được tính điểm.

Trường hợp được tính điểm: Pháo nổ văng hết mông con, mông con ra đến đâu đo đến đó (lấy mõm xa nhất). Trong một lần đánh hay tổng số các lần đánh, người nào có số đo mông con dài nhất người ấy thắng

Đánh pháo đất là một nghệ thuật, chỉ có người nông dân suốt đời gắn bó với đất , hiểu ngọn ngành từng thớ đất mới hy vọng trở thành pháo thủ giỏi. Giải thưởng thường rất giản dị. Xưa thường là 5 chai rượu Ông cụ, nay tuỳ theo quy định của từng xã và của từng năm. Trò chơi pháo đất hiện nay có ở xã Quang Khải (Tứ Kỳ), Nghĩa An, ứng Hoè, Bồ Dương, Hồng Thái, Kiến Quốc (Ninh Giang). Các xã này thường tổ chức đấu giao hữu nhưng sôi nổi nhất vẫn là Minh Đức.