Từ Dữ liệu văn hóa Việt Nam
Phiên bản vào lúc 02:45, ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Admin (Thảo luận | đóng góp)
(khác) ← Phiên bản cũ | xem phiên bản hiện hành (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Hò là loại ca hát trình diễn dân gian phổ biến đến đời sống, là nét văn hóa của miền Trung và miền Nam. Có nguồn gốc lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động.

Trong sinh hoạt những đêm trăng những nhóm con trai đi chơi, thường cất lên những điệu hò để dò hỏi những cô gái về những công việc. Điệu hò giao duyên giữ hai bên đối đáp lại nhau, người con gái hay một nhóm sẽ hò đáp trả lại khi đó. Trên sông nước khi đi đò, người hò thường hò điệu giao duyên giữa hai chiếc đò gần nhau.

Các loại hò phổ biến:

  • Hò Đồng Tháp
  • Hò kéo lưới
  • Hò Qua sông hái củi
  • Hò khoan
  • Hò mái nhì
  • Hò Giã gạo
  • Hò Xay lúa
  • Hò Kéo gỗ
  • Hò Đạp lúa

Rất nhiều ý kiến cho rằng, hò là loại ca hát ca hát có nguồn gốc từ lao động sông nước. Điều đó là có cơ sở vì có nhiều điệu hò gắn với sông nước như Hò sông Mã, Hò Qua sông hái củi, Hò khoan, Hò Giựt chì, Hò Kéo lưới, Hò Mái nhì, Hò Mái đẩy, Hò Mái ba Gò Công, Hò Đồng Tháp... Tuy nhiên, có những điệu hò không gắn với sông nước như Hò Giã gạo, Hò Xay lúa, Hò Kéo gỗ, Hò Đạp lúa... Từ thực tế đó, có thể coi phần lớn Hò là một loại ca hát trong loại lao động tương đối nặng nhọc và hầu hết các trường hợp là lao động đông người cho cùng một công việc. Tuy nhiên, không phải bất cứ điệu hò nào cũng mang nhịp lao động. Các điệu hò trên sông Hương, trên kênh rạch Nam Bộ là những giai điệu tự sự, dàn trải, lắng sâu. Vì vậy, không thể xem hò như một phương tiện giữ nhịp điệu cho một tập thể lao động thống nhất động tác. Với tư cách là một dạng nghệ thuật âm nhạc, trước hết và chủ yếu hò diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động.

Hò có thể coi là đặc sản văn hóa của miền Trung và miền Nam, mặc dầu một số địa phương ven biển miền Bắc cũng có hò. Một vài tộc thiểu số cũng có loại ca hát tương ứng với hò như các điệu “Xuôi sông Đà” (Loong Té) và “Xuôi sông Mã” (Loong Ma) của người Thái Tây Bắc.