Quẩy, còn gọi bánh quẩy, giò cháo quẩy (phương ngữ Nam bộ) hay dầu cháo quẩy (phương ngữ miền Trung), là một loại thực phẩm phổ biến ở châu Á làm từ bột mỳ, pha thêm bột nở, rán vừa chín có dạng một cặp gồm thanh bánh dài có kích thước bằng chiếc xúc xích nhỏ dính nhau, ăn bùi và giòn. Quẩy được dùng kèm theo các món ăn lương thực như: phở, bún, miến, mì, cháo...

Congdongviet net -200330-000551.PNG

Tại Quảng Đông, quẩy có tên 油炸鬼 (Yau ja gwai, Phiên âm Hán Việt: Du tạc quỷ) có nghĩa là quỷ sứ bị rán bằng dầu - dầu thiêu quỷ. Theo truyền thuyết Trung Quốc thì cái tên này bắt nguồn từ câu chuyện Nhạc Phi bị vợ chồng Tần Cối và Vương thị hãm hại. Để nguyền rủa hai vợ chồng Tần Cối, người Trung Quốc làm một món ăn gồm hai viên bột dài giống hình người được rán trong dầu, tượng trưng cho hình tượng vợ chồng Tần Cối là hai quỷ sứ bị rán trong vạc dầu ở địa ngục.

Trong hai tên tiếng Việt giò cháo quẩy và dầu cháo quẩy hai chữ giò/dầu và quẩy là từ âm Hán-Việt (thường gọi âm như vậy là một loại của âm Nôm) của (油) và quỷ (鬼). Giò cháo quẩy là tên bắt nguồn từ tiếng Quảng Đông.