Cứ ngỡ đây là hai biến thể của một câu tục ngữ, thế rồi không ít người tranh luận lí giải theo những hướng khác nhau. Nhiều người xem dạng thức cái khó bó cái khôn là dạng chuẩn, dạng đích thực và phủ nhận dạng thức cái khó ló cái khôn. Ngược lại, một số khác xu cho dạng cái khó ló cái khôn mới là một dạng chân chính. Thực ra, đây là hai câu tục ngữ có nghĩa và cách sử dụng khác nhau. Chúng khác nhau một cách "nghiệt ngả'"!

Trong những hoàn cảnh bất lợi, những người thông minh tài cán, khôn ngoan cũng có lúc phải bất lực, không thể dễ dàng xoay trở, đảo ngược được tình thế. Cái khó bó cái khôn là vậy. Cái khó bó cái khôn phản ánh sự bất lực của trí tuệ, tài năng trước hoàn cảnh. Đó cũng là sự cảm thông trước bước đường của những con người đang rơi vàn hoàn cảnh không có lối thoát.

Thế nhưng, đôi khi trong cuộc 'sống vẫn có những tình thế ngược lại. Con. người ở vào một cảnh huống tưởng chừng đã hoàn toàn bế tắc, hoàn toàn hết đường tháo gỡ, đột nhiên một ý nghĩ thông minh "xuất thần" cứu vớt được tình cảnh, giải

tỏa được khó khăn. Cái khó ló cái khôn là như thế. Đó cũng là lời động viên, an ủi nhau, cố gắng tìm cách tháo ga khó khăn, bất luận ở hoàn cảnh nào.
Rõ ràng, là giữa cái khó bó cái khôn với cái khó ló cái khôn ý nghĩa và cách sử dụng hoàn toàn trái ngược nhau. Do vậy, không thể nói đây là' hai biến thể của một câu tục ngữ, không có dạng nào là chuẩn, dạng nào là không chuẩn. Đây là hai câu tục ngữ trái nghĩa nhau.