Âm vị là kí hiệu âm thanh nhỏ nhất trong ngôn ngữ mà tai ta có thể nghe được. Kí hiệu âm thanh đó cần phải ghi thành kí hiệu vật chất để mắt ta có thể nhìn thấy được, do vậy mà có chữ viết, có hệ thống văn tự của một ngôn ngữ. Trong các ngôn ngữ, mỗi âm vị đều được ghi lại bằng một con chữ (chữ cái), nhưng con chữ và âm vị là không giống nhau. Chẳng hạn âm vị /b/ trong tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp được thể hiện về mặt âm thanh tương đối giống nhau, nhưng lại khác nhau về mặt chữ viết. Trong tiếng Việt, âm vị /u/ đứng cuối âm tiết khi được ghi bằng chữ "o" (đào hào), khi được khi bằng chữ "u" (rau câu). Để hạn chế những bất cập của chữ viết trong việc nghiên cứu cũng như học tập các ngôn ngữ khác nhau, người ta đã đề ra hệ thống kí hiệu phiên âm quốc tế. Hệ thống này đã được Hội ngữ âm học quốc tế công nhận năm 1888.

Chữ viết tiếng Việt là chữ viết ghi âm, mỗi một tiếng hay một âm tiết, một hình vị được ghi thành một chữ rời, ranh giới để nhận diện các chữ là khoảng trống (space) giữa các tiếng (âm tiết, hình vị).

Chú ý phân biệt chữ, với cách hiểu là tập hợp chữ viết của một âm tiết (hay một tiếng) như vừa nói ở trên, ví dụ: "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài", với chữ được hiểu là đơn vị kí hiệu trong một hệ thống chữ (con chữ, chữ cái), ví dụ chữ "a, b, c..." và chữ được hiểu là hệ thống kí hiệu bằng đường nét được đặt ra để ghi lại tiếng nói của con người, ví dụ: chữ quốc ngữ, chữ Nôm, chữ A-rập, chữ Hán, chữ Latinh.

Tiếng Việt có 41 âm vị: 23 âm vị phụ âm và 16 âm vị nguyên âm, 2 âm vị bán nguyên âm. Để ghi lại 41 âm vị này, tiếng Việt dùng 29 chữ cái (con chữ) sau (xếp theo trật tự abc..):

a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y

Ngoài ra, tiếng Việt du nhập thêm 4 chữ cái f, j, w, z để viết các từ ngữ mượn của tiếng nước ngoài bằng phiên âm, và đặc biệt là để viết các thuật ngữ khoa học. Ví dụ: Flôbe (Flaubert), flo-rua (fluorur), juđô (judo), xe jip (jeep), jun (joule), watt, wolfram, Môza (Moza), zero, Zn, v.v.

CHÍNH TẢ

1. Chính tả là cách viết chữ được coi là chuẩn, nó có tính chất bắt buộc đối với toàn thể cộng đồng ngôn ngữ. Sự thống nhất chính tả biểu hiện tính thống nhất của một ngôn ngữ. Chuẩn chính tả, cũng như mọi chuẩn ngôn ngữ khác, không phải là cái gì nhất thành, bất biến. Có những chuẩn cũ đã trở thành lỗi thời, nhường chỗ cho những chuẩn mới ra đời hoặc thay thế nếu nó đáp ứng nhu cầu của đời sống, phù hợp với sự phát triển của ngôn ngữ và được xã hội chấp nhận. Chính tả tiếng Việt cũng không nằm ngoài cái quy luật đó.

2. Do phát âm của tiếng Việt không thống nhất trong cả nước, phát âm của các miền, các địa phương có những mâu thuẫn khác nhau với chính tả, tạo ra những vấn đề chính tả khác nhau Như vấn đề hỏi/ngã đối với miền Nam và phần lớn miền Trung, vấn đề ch-/tr-, s-/x- đối với miền Bắc, v.v. Ngoài ra còn có những trường hợp cần chú ý như:

- ăm - âm, ăp - âp, ay - ây được phân biệt trong mọi phương ngữ, nhưng ở phương ngữ miền Bắc, chỉ riêng với một số từ lại không có sự phân biệt. Ví dụ: con tằm phát âm là con tầm; cặp sách phát âm là cập sách; dạy học phát âm là dậy học, v.v.

- Có khi cùng một từ (hình vị), lại có hai hay ba biến thể ngữ âm và biến thể chính tả tương ứng khác nhau ở các phương ngữ. Ví dụ bệnh tật và bịnh tật; thưa gửi và thưa gởi; lời lẽ và nhời nhẽ, v.v.

Nhìn chung, chính tả của tiếng Việt tập trung trong các trường hợp sau đây:

2020-03-28 120129.png