(Tạo trang mới với nội dung “Ngày nay mọi người đều hiểu thành ngữ này là một cách nói ngoa dụ để chỉ người đàn bà rất đẹp, giống như cách hi…”)
 
(Thay thế văn bản – “Thành_ngữ” thành “Thành_ngữ_-_Tục_ngữ”)
Dòng 19: Dòng 19:
 
Cũng cần thấy rằng thành ngữ này mang tính văn chương nhiều hơn là tính khẩu ngữ. Nó đặc biệt được sử dụng nhiều trong văn học cổ.
 
Cũng cần thấy rằng thành ngữ này mang tính văn chương nhiều hơn là tính khẩu ngữ. Nó đặc biệt được sử dụng nhiều trong văn học cổ.
  
[[Thể_loại:Thành_ngữ]]
+
[[Thể_loại:Thành_ngữ_-_Tục_ngữ]]

Phiên bản lúc 06:01, ngày 27 tháng 3 năm 2020

Ngày nay mọi người đều hiểu thành ngữ này là một cách nói ngoa dụ để chỉ người đàn bà rất đẹp, giống như cách hiểu thành ngữ "hoa hờn nguyệt thẹn", tức đẹp tới mức hoa phải hờn vì kém sắc, trăng phải thẹn vì kém tươi. Nhưng thực ra ý nghĩa ban đầu của thành ngữ này không phải như vậy. Trang Chu, hay thường gọi là Trang Tử, người đời Chiến Quốc, học thức rất uyên bác, không môn gì không biết. Trong sách "Nam hoa kinh", ông chép rằng: Mao Tường và Lệ Cơ là hai người đàn bà đẹp, cá thấy - chìm vào chốn hang sâu, chim thấy - bay cao (ngư kiến chi nhập thâm, điểu kiến chi cao phi). Ý Trang Chu muốn nói rằng mọi sự trên đời đều là tương đối. Mao Tường, Lệ Cơ tuy đẹp, song chỉ đẹp đối với người, chứ biết đâu trông thấy họ cá chẳng sợ mà lặn sâu, chim chẳng sợ mà bay cao?

Người sau hiểu khác hẳn nguyên ý ấy của Trang Chu. Sách "Thông tục biên" dùng thành ngữ "trầm ngư lạc nhạn" tức "chim rơi cá chìm" để chỉ nhan sắc người đàn bà cực đẹp.

Các nhà văn cổ điển của nước ta thường viết theo ý câu ấy:

"Mặn mà chìm cá rơi chim"

(Hoa Tiên)

Hay:

"Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn Lửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa"

(Cung oán)

Cũng cần thấy rằng thành ngữ này mang tính văn chương nhiều hơn là tính khẩu ngữ. Nó đặc biệt được sử dụng nhiều trong văn học cổ.