Cành vàng lá ngọc

Từ Dữ liệu văn hóa Việt Nam
Buớc tưới chuyển hướng Bước tới tìm kiếm

Cành vàng lá ngọc là thành ngữ phỏng dịch từ thành ngữ tiếng Hán "kim :chi ngọc diệp" và biến thể của nó là lá ngọc cành vàng cũng phỏng dịch từ "ngọc diệp kim chi' . Theo Lục thiếp. thì "cành vàng lá ngọc là con cháu đế vương" (Đặng Đức Siêu Ngữ liệu văn học, NXB. GD, 1999, tr.l85). Trong văn thơ Việt Nam, cành vàng lá ngọc, hay lá ngọc cành vàng thường được dùng với nghĩa rộng hơn, không chỉ là con cháu đế vương, mà chỉ chung con cháu, dòng dõi vua chúa, quý tộc, dòng dõi nhà quyền quý cao sang. Xem bằng lá ngọc cành vàng, Bỗng sao mà phải cơ hàn bấy lâu: (Hoàng Trừu) "Cô tiểu thư Thôi Oanh Oanh cành vàng lá ngọc kia dám đường đột nhận lời lấy anh chàng thí sinh nghèo kiết xác Trương Quân Thụy, bất chấp cả lễ giáo phong kiến, cũng lại là một sự kiện có ý nghĩa xã hội rộng lớn..." (Hồ Ngọc, Xây dựng cốt truyện kịck). "Khi chép lại các chuyện này phải chăng Hồ Nguyên Trừng muốn kín đáo tỏ ra cho người Minh thấy rằng "ta đây" vốn cũng là "con dòng cháu dõi' , "lá ngọc cành vàng' có kém chi ai ' (Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 4-1977). Các ví dụ và sự phân tích trên đây cho thấy: "cành vàng lá ngọc" (hay "lá ngọc cành vàng), "Kim chi ngọc điệp" (hay "ngọc diệp kim chi") và "con dòng cháu dõi" là những thành ngữ có dạng khác nhau, nhưng là những thành ngữ đồng nghĩa.