Bánh pía (tiếng Trung: 好餅; Bạch thoại tự: hó-piáⁿ là món bánh ngọt ngàn lớp có nhân và là bánh trung thu truyền thống xuất phát từ Triều Châu, Trung Quốc và được du nhập vào các khu phố người Hoa trên thế giới. Đặc biệt ở Đông Nam Á, nơi có Hoa Kiều cư ngụ là Malaysia, Indonesia và Singapore. Ở Indonesia, bánh có tên gọi là Bakpia Pathok.

Tại Việt Nam, bánh pía là một trong những đặc sản của Sóc Trăng, do người Hoa di cư vào miền Nam sáng tạo ra. Bánh pía được làm, bánh lột da.

Vì lý do thương mại, người sản xuất thường dùng phẩm đỏ in tên hoặc nhãn hiệu của nơi làm bánh trực tiếp lên mặt bánh. Ngoài ra, thành phần nhân bánh, nguồn gốc xuất xứ cũng thường được in trực tiếp lên bánh.

Congdongviet net -200329-235259.PNG

Nguồn gốc

Bánh pía thực chất có nguồn gốc từ bánh trung thu của người Triều Châu, những chiếc bánh pía nguyên thủy chỉ có nhân thịt heo và đậu xanh, loại bột bánh có nhiều lớp mỏng và nhân bánh có trộn mỡ. Từ pía có gốc từ tiếng Triều Châu “pi-é”, âm Hán Việt có nghĩa là bánh.

Bánh do một số người Minh Hương di cư sang Việt Nam từ thế kỷ 17 mang theo. Trước đây, việc làm bánh pía hoàn toàn mang tính thủ công và phục vụ cho nhu cầu của từng gia đình. Các lò bánh pía tập trung nhiều ở xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.

Bánh pía ngày trước cũng khá đơn giản, vỏ ngoài làm bằng bột mì có nhiều lớp da mỏng bao lấy phần nhân, lớp da ngoài dày thường để in chữ, nhân làm bằng đậu xanh và mỡ heo chứ không có lòng đỏ trứng muối và các loại thành phần khác như hiện nay. Do thị hiếu của người tiêu dùng mà các lò bánh mới thêm các thành phần hương liệu khác như sầu riêng, khoai môn, lòng đỏ trứng muối.