(Tạo trang mới với nội dung “Tảo, tần là tên hai loại rau mọc ở dưới nước, ven bờ khe suối. Trong bài thơ "Thái tần" có câu: Vu dĩ Thái Tần, Nam giá…”)
 
 
(Không hiển thị phiên bản của cùng người dùng ở giữa)
Dòng 20: Dòng 20:
 
(Ca dao)
 
(Ca dao)
  
[[Thể_loại:Thành_ngữ]]
+
[[Thể_loại:Văn_chương_Việt_Nam]]
 +
[[Thể_loại:Thành_ngữ_-_Tục_ngữ]]

Bản hiện tại lúc 17:22, ngày 27 tháng 3 năm 2020

Tảo, tần là tên hai loại rau mọc ở dưới nước, ven bờ khe suối. Trong bài thơ "Thái tần" có câu:

Vu dĩ Thái Tần, Nam gián chi tân Vu bỉ Thái Tảo Vu bỉ hàng lạo

Nghĩa là: Đi háirau Tần, bên bờ khe phía nam, đi hái rau Tảo, bên lạch nước kia. Theo cách chú giải truyền thống thì câu thơ trên ca ngợi người vợ hiền dâu thảo, chăm hái rau Tần, rau Tảo về làm cỗ cúng tổ tiên. Trong truyền thống văn hóa Trung Quốc, Tảo, Tần tượng trưng cho đức tính siêng năng, chịu khó, hay làm của người phụ nữ. Thành ngữ "buôn tảo bán tần" đã có trong Kinh Thi.

Ở Việt Nam, ý biểu trưng của tảo, tần cũng được xử dụng nhiều trong văn học cổ. Chẳng hạn:

Sớm khuya chăm việc tảo tần Thờ cha kính mẹ đôi lần chẳng sai (Phạm Tải - Ngọc Hoa

Sau này, "buôn tảo bán tần" được hiểu với nghĩa rộng hơn chỉ đức tính đảm đang việc nhà của người phụ nữ:

Cô Hai buôn tảo bán tần Cô Ba đòi nợ chỗ gần chỗ xa (Ca dao)