Vì sao "Bụt Nam sang còn chê oản chiêm"? Nam Sang là địa danh ở vùng nào Oản chiêm là gì? Theo nhà nông học Bùi Huy Đáp thì "Nam Sang là huyện cổ vùng đồng chiêm Nam Định". Một phần ruộng trũng của huyện Lí Nhân, và một phần ruộng trũng của huyện Bình Lục hiện nay là huyện Nam Sang ngày xưa. Nam Sang cũng như cả vùng đồng ẹhiênl rộng lớn Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình chỉ cấy được vụ lúa chiêm, còn vụ thùa thì bỏ hóa, nước ngập mênh mông. đi lại chỉ bằng thuyền. Vùng đồng chiêm nước ngập mênh thông, đi lại chỉ bằng thuyền. Vùng đồng chiêm có một vụ lúa thường là vùng thiếu đói, giáp hạt kéo dài từ vụ năm này đến vụ lúa năm sau, nhất là những vùng thấp không có rìa ruộng chiêm tương đối cao để trồng một số cây màu lương thực đông xuân. Vì vậy, nhân dân phải chạy gạo hàng năm..." (Bùi Huy Đáp, Ca dao lực ngữ với khoa học nông "ghép. NXB Đà Năng, 1999, tr.53). Cái cảnh chạy gạo hàng năm ấy cũng đã được phản ánh khá sinh động trong ca dao: Anh là con trai Nam Sang, Nước lớn ngang đàng vác đấu đi đong. Anh đong tỉnh Bắc tỉnh Đông, Trở về anh lại sang đong tỉnh Đoài. Tỉnh Bắc giá thóc mua hai, Tỉnh Đông mười tám, tỉnh Đoài hai mươi. (Ca dao)

Nỗi khổ của người nông dân sống nơi đồng chiêm trũng ấy cũng ảnh hưởng dấn cả Bụt nữa! Bụt, như ta biết, tiếng Phạn là Budha, đọc theo âm Hán - Việt là Phật. Trong sự tri nhận của dân gian thì Bụt là người hiền, là người lo cứu nhân độ thế, giàu lòng từ bi, hỉ xả. ấy thế mà Người "còn chê oản chiêm", thì kể cũng lạ!? ở cái đất Nam Sang xưa là vùng đồng chiêm trũng, không cấy dược lúa mùa thì làm gì cố nếp mùa, tức là nếp.cái, thứ nếp ngon và dẻo thơm chuyên đùng để đồ xôi, đóng oản cúng Phật. ở Nam Sang, cũng như các vùng đồng chiêm trũng . khác, chỉ có loại gạo nếp con, còn gọi là nếp rợ, loại nếp trồng trong vụ chiêm, đang phải dùng để thổi xôi, đóng oản (gọi là oản chiêm) để thờ Phật vậy."Oản chiêm"? làm sao dẻo thơm bằng "oản mùa được. Nhà nông học Bùi Huy Đáp hỏi Bụt rằng: "Nếu chê oản chiêm thì làm gì còn có oản cúng?" (Sđd, ti.53).

Thực ra thì hỏi là hỏi cho vui vậy thôi, chứ Bụt nào có để tâm gì đến chuyện oản chiêm hay oản mùa. Cúng Bụt thế nào là do lòng thành của ta. Phật tại tâm mà lần điều mà người Nam Sang muốn nói ở đây là nỗi băn khoăn của mình về cái phẩm chất kém của "oản chiêm" dâng lên cúng Bụt. Thì ra Bụt Nam Sang mặc dù "chê oản chiêm" nhưng cũng văn phải "đồng cam cộng khổ" với người Nam Sang vậy!