Thành ngữ bới lông em và xuất phát từ thành ngữ Hán Việt suy mao cầu tì. Trong tiếng Việt, thành ngữ này dược dùng để chỉ hành vi của những người hay bới móc khuyết điểm, thiếu sót của người khác.

"Có một bà gia lười lao động, chỉ quanh quẩn ở nhà, con cà con kê, sinh ra lắm chuyện. Bà thóc mách bới lông tìm vết đơm đặt chuyện nọ, chuyện kia, gây xích mích với bà con làng xóm" (Báo Nhân dân ngày 5-4-1974).

Trước hết hành động bới lông tìm vết được thực hiện khi xem xét các loại chim đẹp. Ngày xưa bên Trung Quốc hay mở các hội thi chim. Chim đẹp ở bộ lông và dáng điệu. Chim quý ở tiếng hót. Những điều này lộ ra ở bề ngoài, rất hiển nhiên, có thể nhận biết dễ dàng và chính xác. Một khi đã bới lông để dò tìm những vết
xấu thân thể có thể bị che khuất dưới lớp lông đẹp của chim có nghĩa là về vẻ đẹp của bộ lông, của dáng điệu, của tiếng hót, những tiêu chí khách quan, có tính chất truyền thống, đã được thừa nhận nhưng vì chủ quan không muốn thừa nhận, hoặc muốn đánh sụt giá vẻ đẹp của chim.

Đó là một sự cố tìm moi móc không thiện ý nhằm làm giảm giá trị của loài vật này: Với nhận thức này, nhân dân ta gắn việc bới lông tìm và với hành vi cố tìm moi móc khuyết điểm người khác để hạ thấp uy tín của họ.
Trong vận dụng ngôn ngữ, thành ngữ bới lông tìm và có thể được sử dụng linh hoạt để nhấn mạnh ý nghĩa biểu đạt của nó.

"Bới lông mựa nỡ tìm nơi vết
Cũng có khi kinh, cũng có quyền
(Hồng Đức quốc âm thi tập)

Gần nghĩa với thành ngữ bới lông tìm vết là thành ngữ vạch lá tìm sâu.